HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 24 May 2013

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO MIẾN ĐIỆN

 

CHƯƠNG IV

NGHỆ THUẬT  KIẾN TRÚC

 PHẬT GIÁO MIẾN ĐIỆN



I. PHẬT GIÁO TẠI MIẾN ĐIỆN

Miến Điện có dân số 55 triệu với 89% theo đạo Phật. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc lịch sử Phật giáo Miến Điện. Có lẽ Phật giáo được truyền vào miền bắc Miến Điện (Thượng Miến) vào thế kỷ 3 TL, qua đường bộ từ Bắc Ấn,  trong vương quốc của người Pyu (nước Phiêu). Trong khi đó, miền nam Miến Điện (Hạ Miến) của người Mon tiếp nhận đạo Phật từ các đoàn truyền giáo Nam Ấn và Sri Lanka đến bằng đường biển. Sau khi vua Anawrahta (1044-1077) nắm quyền, chinh phục người Mon và các vương quốc khác, Miến Điện chuyển sang truyền thống Thượng tọa bộ, vốn bắt nguồn từ hệ phái Đại Tự (Mahavihara) của Sri Lanka, và truyền thống đó được lưu truyền cho đến ngày nay, qua 10 thế kỷ. 

Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanma, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi phong cách Phật giáo tiểu thừa Miến Điện. Nếu coi thiên sử thi quốc gia của Myanma, Yama Zatdaw, là một sự phóng tác theo Ramayana, thì nó đã mang nhiều nét ảnh hưởng lớn từ các văn bản Thái, Mon và Ấn Độ của vở kịch này[60]. Phật giáo cùng sự thờ phụng nat liên quan tới những nghi lễ phức tạp hay đơn giản từ một đền bách thần gồm 37 nat.

Những người đi tu được kính trọng trên khắp Myanma, đây là một trong những quốc gia có đa số Phật giáo tiểu thừa trên thế giớiTrong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai  khi đến tuổi trưởng thành. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Nhiều làng xã ở Myanma có quy ước, các phong tục mê tín và những điều cấm kị riêng.

Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa Myanma. Hệ thống giáo dục Myanma theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo.
Hiện nay, khách hành hương thường đến chiêm bái: các trung tâm Phật giáo tại các thành phố Yangon (Rangoon), Mandalay, Bagan.

II. KIẾN TRÚC CÁC CHÙA CHIỀN TẠI MIẾN ĐIỆN

Tuy Myanmar không có những công trình đền tháp nổi tiếng như Angkor của Campuchia hay Borobudur của Indonesia, nhưng các công trình Phật giáo ở đây rất đa dạng, chi tiết và phát triển toàn diện. Chúng thể hiện qua hai dạng công trình: Chùa (stupa) và Đền. Đền chùa ở đây không làm bằng đá mà xây gạch trát vữa stucco, dễ điêu khắc và trang trí hơn chất liệu đá.
Trong những  quốc gia Nam Á  chịu ảnh hưởng Ấn  Độ, mỹ thuật Miến Điện thấm nhuần sâu sắc nhất. Những vốn là một nước đa chủng, với chính sách khép  kín, cho nên kiến trúc và  điêu khắc tại đây khó phá vỡ dạng thức cũ. Cho đến thời  kỳ "Pagan rực rỡ" (thế kỷ XI -XIII), thời  hoàng kim của mỹ  thuật PG mới tạo  được bản sắc độc đáo. Không có những kiến trúc quy mô như Kampuchia hay Indonésia, nhưng các công trình PG ở đây rất đa dạng, chi tiết và phát triển toàn diện.  Nhìn chung, mỹ thuật  Miến Điện thể hiện  trên 2 dạngcông trình: Chùa  (stupa) và đền. Stupa ở đây  thường bố cục theo các loại  hình trụ, hình  chỏm, hình chuông,  chân tháp mở  rộng, trên  chóp khắc  chạm hình  Hrâna.
 Những  stupa mới  nhất có kích thước lớn, trở thành trung tâm của những quần thể kiến trúc phức tạp; điển hình là khu chùa chiền Shwedgon tại thủ đô Rangoon. Cònnhững ngôi  đền thờ tuân  thủ theo  2  bình đồ: một  bình đồ hìnhvuông dùng làm  điện thờ, với nhiều phù điêu  nổi tiếng; một bìnhđồ khác kiến trúc hang động, bố cục hình chữ thập. Phần điêu khắcchiếm phần  lớn các trần nhà  có dạng vòm hình  cung hay vòm cuốn bán nguyệt. Đề tài dựa theo kinh "Bổn sanh" (Jataka) về tiền thân đức Phật, Bồ Tát, nhất là đức Quan Thế Âm (Avalokitesvara).

_MG_7750.JPG
Một góc thị trấn Bagan với hơn 2.000 bảo tháp lớn nhỏ

 
Chùa cổ ở Bagan

Stupa thường bố cục theo các loại hình trụ, hình chỏm, hình chuông, chân tháp mở rộng, trên chóp khắc chạm hình búp sen.
Các stupa ( THÁP) thường có kích thước lớn, trở thành trung tâm của những quần thể kiến trúc đền chùa phức tạp. Điển hình là khu Chùa Vàng Shwedagon tại thủ đô Yangon.
Những ngôi đền thờ lại tuân thủ theo 2 lối bố cục mặt bằng: hình vuông dùng làm điện thờ, với nhiều phù điêu nổi tiếng; hình chữ thập phỏng theo kiểu kiến trúc đền trong hang động Ấn Độ. Điêu khắc luôn chiếm phần lớn các trần nhà có dạng vòm hình cung hay cuốn bán nguyệt. Đề tài dựa theo kinh “Bổn sanh” (Jataka) về tiền thân Đức Phật, Bồ-tát, nhất là Đức Quan Thế Âm (Avalokitesvara).

1.JPG
Hoa tiết trang trí trên trần chánh điện



_MG_4652 copy.jpg 

_MG_7446.JPG
Một góc chùa với rất nhiều bảo tháp


Trong các làng Myanmar truyền thống, ngôi chùa là trung tâm của đời sống tâm linh và văn hóa. Lễ hội quan trọng nhất trong năm là lễ chùa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng. Lễ nhập tu được gọi là “shinbyu” là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn.
Mặc dù các chùa Myanmar được xem là di tích lịch sử - văn hóa độc đáo nhất ở Đông Nam Á, có thể sánh ngang với đền Angkor (Campuchia) và đền Borobudur (Indonesia), tuy nhiên đến nay vẫn chưa được ghi vào danh sách các di sản văn hóa thế giới của Unesco. Nguyên nhân chính là việc trùng tu các công trình đền tháp đã không thực hiện theo đúng quy định quốc tế, do việc sử dụng những vật liệu hiện đại, hay mở thêm nhiều con đường mới làm ảnh hưởng đến giá trị của di tích.

III. CÁC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO MIẾN ĐIỆN

1. CHÙA VÀNG SHWEDAGON PAYA

 shwedagon
  
Nổi tiếng nhất là chùa Shwedagon Paya xây dựng suốt các thế kỷ thứ 6 - 10 ở thủ đô Yangon.
Đây là biểu tượng vàng của đất nước Myanmar, ngôi chùa có tuổi đời 2500 năm, tương truyền nó ra đời trước khi Đức Phật Thích Ca qua đời, được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar. Tuy nhiên các nhà khảo cổ học cho rằng nó được xây lần đầu vào khoảng thời gian từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10.

 
 Quần thể chùa Vàng

Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Stupa dát vàng của chùa cao tới 98 mét. Chùa lại nằm trên đồi Singuttara, từ đây có thể quán sát được cả thành phố Yangon.  Cổng phía Nam chùa có một đôi tượng sư tử cao 9m, hướng ra phía trung tâm thành phố. Tuy trải qua chiến tranh và thiên tai, nhưng đến nay Swedagon vẫn là ngôi chùa bề thế bậc nhất thế giới.

 
Một căn phòng với 14 tượng Phật


Quần thể Chùa Vàng bao gồm 1.000 đơn thể chùa bao quanh toà tháp trung tâm. Trong đó có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Dưới ánh sáng ban ngày cũng như ánh đèn đêm, ngôi chùa vàng luôn phát những tia sáng vàng lấp lánh.


Ngoài vẻ nguy nga hoành tráng của ngôi chùa cổ, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi cách bài trí cả bên trong và ngoài của ngôi chùa. Chỉ tính riêng nội thất của ngôi chùa đã được chạm khắc tinh vi, cầu kỳ với khoảng 8.690 lá vàng dát cực mỏng. Toàn bộ ngôi chùa còn được tô điểm bằng 5.450 viên kim cương đủ kích cỡ và 2.320 viên hồng ngọc, lam ngọc.


 
 Hằng trăm tượng Phật trong chùa

Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Ngôi tháp dát vàng của chùa cao tới 98 mét. Chùa lại nằm trên đồi Singuttara, từ đây có thể quan sát được toàn cảnh thành phố Yangon.

_MG_5436.JPG
Tượng Đức Thích Ca được tôn trí trong chùa

_MG_7487.JPG
Một pho tượng tại chùa A-nan

_MG_7321.JPG
Hơn 700 bia đá ghi Tam tạng thánh điển

Từ chân đồi có 4 lối lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp “chinthe” (sư tử thần) canh gác. Lối phía Đông và phía Nam có rất nhiều cửa hàng bán dụng cụ thờ Phật và dụng cụ tu hành. Tại các bậc thang cuối của lối lên phía Nam có chân dung hiện thân thứ hai của Phật, tức là Phật Câu Na Hàm.
Đế tháp bằng gạch trát vữa stucco, dát bên ngoài là những tấm vàng. Trên đế tháp là sân hiên mà chỉ có các nhà sư và nam giới mới được phép đi vào. Tiếp theo là khối hình chuông của tháp. Phần trên cùng là chóp mũ tháp, mang dạng các cánh sen, hoa chuối, rồi đến vương miện. Vương miện còn gọi là lọng (hti) được nạm 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat(15g).


 2. CHÙA KYAIKTIYO

hùa Kyaiktiyo (còn gọi là chùa Đá Vàng) là một trong 3 điểm hành hương nổi tiếng nhất ở Myanmar (hai điểm kia là chùa Shwedagon và chùa Mahamuni). Chùa Kyaiktiyo chỉ là một ngôi chùa nhỏ, cao 7,3m, tọa lạc trên đỉnh của một tảng đá lớn được phủ bởi các miếng vàng lá do khách hành hương dán lên khi mỗi đến viếng thăm chùa. Cả ngôi chùa và tảng đá đều nằm cheo leo trên đỉnh của ngọn núi Kyaiktiyo. Núi Kyaiktiyo có độ cao là 1.100m so với mực nước biển, nằm gần thị trấn Kyaiktiyo, quận Thaton, tỉnh Mon, Myanmar.


Theo truyền thuyết, trong một lần đến thăm Myanmar, Đức Phật đã tặng một sợi tóc của  mình cho vị ẩn sĩ tên là Taik Tha. Vị ẩn sĩ này đã giữ gìn sợi tóc của Phật rất cẩn thận. Trước khi qua đời, ông trao sợi tóc lại cho người con nuôi là vua Tissa, vị vua cai trị Myanmar vào thế kỷ thứ XI, với lời trăn trối: Hãy cất giữ xá lợi ấy trong một hòn đá có hình dáng như đầu của vị ẩn sĩ. Vâng lời cha và nhờ sự giúp đỡ của các thần linh, vua Tissa đã tìm thấy tảng đá vàng nằm trên đỉnh núi Kyaiktiyo, và vua đã xây một ngôi chùa trên đỉnh của tảng đá để tôn thờ xá lợi Phật. Người ta tin rằng, chính nhờ có sợi tóc của Đức Phật mà tảng đá này vẫn nằm yên bất động trong một vị thế hết sức cheo leo qua hàng mấy thiên niên kỷ. Tảng đá cheo leo ấy như thách thức trước lực hút của trái đất và trước quy luật thăng bằng của tự nhiên, như thể là có một năng lực siêu nhiên nào đó đang chống đỡ, đang giữ thăng bằng cho tảng đá. Chính vì điều này mà người ta đã gọi tảng đá này là “Tảng Đá Thiêng” và tất cả mọi khách hành hương mỗi khi đến thăm chùa Kyaiktiyo đều phủ phục kính lễ trước tảng đá thiêng liêng này.


Khoảng thời gian kỳ ảo nhất trên đỉnh núi là lúc ánh tà dương sắp tắt và lúc ánh bình minh vừa ló dạng. Những lúc ấy, ánh mặt trời rực rỡ chiếu vào tảng đá, tạo nên một không gian tâm linh vô cùng huyền ảo và thiêng liêng. Những lúc ấy cũng là lúc mà rất nhiều người đến cầu nguyên và kính lễ xung quanh tảng đá thiêng. Từ chân núi Kyaiktiyo có những con đường khác nhau dẫn lên chùa Kyaiktiyo. Lên gần đến đỉnh núi thì có hình hai con sư tử lớn án ngự hai bên lối đi vào chùa. Từ vị trí này, tất cả các du khách, tín đồ Phật tử đều phải cởi giáy dép và leo bộ lên núi bẳng đôi chân trần. Theo truyền thống của Phật giáo Myanamr, chỉ có người nam mới được phép đến gần khu vực tảng đá vàng để có thể chạm vào tảng đá hoặc dát những lá vàng miếng lên tảng đá, hoặc áp đầu vào tảng đá và cầu nguyện. Còn người nữ thì không được đi vào khu vực tảng đá vàng, nên họ chỉ có thể lặng lẽ dâng vật cúng lên các bàn thờ rồi đứng từ xa để chiêm ngưỡng, kính lễ và cầu nguyện.





Trong chùa còn lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca, bảo vật linh thiêng nhất của Phật giáo. Tháp trung tâm là một tuyệt tác nghệ thuật, được phủ kín bằng 9.300 lá vàng với tổng khối lượng là 500kg và được trang trí bằng hàng ngàn viên đá quí, kim cương và hồng ngọc, cùng với hàng trăm chiếc chuông vàng. Trên đỉnh tháp là lá cờ đuôi nheo được làm hoàn toàn bằng vàng, khảm kín với 5.448 viên kim cương và 2.317 viên đá quí. Đỉnh tháp treo tất cả 1.065 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông bạc.


 3. CHÙA MAHAMUNI  (Mandalay)

Mandalay là cố đô của Miến Điện, nơi đây tập trung rất nhiều đền, chùa và số lượng người tu hành kỷ lục. Đền Mahamuni là biểu tượng vàng của Mandalay, được xây dựng từ thế kỷ 18. Ở đây có tượng Phật cao 4m, nặng 6,5 tấn và được dát một lớp vàng dày tới 15cm – do hàng năm các tín đồ Phật giáo vẫn tới đây cúng lễ và tiếp tục dát thêm vàng lên tượng.

 
IMG_0267

Cặp Sinta (sử tử) trước cổng chùa Maha Myat Muni. Chùa Maha Myat Muni
còn được gọi là chùa Mahamuni. Theo tiếng Miến Điện : Mahamuni có nghĩa là nhà hiền triết vĩ đại.

IMG_0188
Đỉnh tháp của chùa Mahamuni.



 Myanmar
Tượng phật Mahamuni ở Mandalay

IMG_0186

Bức tượng Phật trong chùa lớn hơn so với tượng gốc ban đầu do nó được đắp vàng lá hàng ngày bởi những mộ đạo.

IMG_0246
Những ngọn Stupa trắng toát xung quanh chùa Mahamuni

4. CHÙA VÀNG SHWEZIGON  (Bagan)

Nằm ở Bagan (kinh đô của vương quốc Pagan xưa, nơi vẫn còn tập trung hàng ngàn ngôi đền lớn nhỏ), Shwezigon là ngôi chùa Vàng lớn thứ hai ở Myanmar, được xây dựng từ thế kỷ 12 và cũng có cấu trúc chùa tháp lộng lẫy giống như chùa Swedagon.

Chùa vàng Shwezigon Myanmar
Chùa vàng Shwezigon Myanmar


5. Đền SHWESANDAW  (Bagan)

Ở Bagan, bạn hãy tìm đến Shwesandaw vào mỗi buổi hoàng hôn để ngắm mặt trời lặn. Đứng từ đây, bạn có thể ngắm cả vùng đất Bagan huyền thoại với hàng nghìn ngôi đền, tháp lớn nhỏ, chìm dần vào bóng chiều tà, một cảnh tượng vô cùng ấn tượng và huyền ảo.

Đền Shwesandaw Myanmar
Đền Shwesandaw Myanmar

6. Đền ANANDA  (Bagan)

Cũng nằm ở Bagan, Ananda được xây dựng vào cùng khoảng thời gian thế kỷ 11-12. Đây là minh chứng cho một thời kỳ vàng son của vương quốc Bagan dưới sự trị vì của đức vua Tilinman vĩ đại. Ananda có qui mô đồ sộ cùng lối kiến trúc độc đáo, không giống như hai ngôi chùa Vàng nổi tiếng ở trên và cũng không giống bất kỳ ngôi đền tháp nào ở khu vực Bagan.

Đền Ananda Myanmar
Đền Ananda Myanmar



7. Làng MINGUN  (Mandalay)
Mingun cũng có rất nhiều di tích và danh thắng nhưng nổi bật nhất là quả chuông Mingun và đôi tượng Chinthe được người dân xem như những báu vật. Chinthe (linh vật nửa sư tử nửa rồng) là một đôi tượng khổng lồ đứng canh giữ sát bờ sông. Còn bảo tháp Mingun mang đến cho người đối diện cảm giác choáng ngợp, khối gạch nung màu vàng cam nổi bật trên nền trời xanh cao sừng sững.


bảo tháp Mingun
Bảo tháp Mingun - Myanmar

No comments:

Post a Comment