HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday 17 June 2013

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ĐỨC QUỐC

 
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
PHẬT GIÁO  ĐỨC QUỐC

I. PHẬT GIÁO TẠI ĐỨC QUỐC

Germany , tên chính thức là Cộng hòa Liên Bang Đức ( Federal Republic of Germany) là một liên bang ở trung Âu, có 16 bang, thủ đô là Berlin, theo chế độ cộng hòa đại nghị liên bang, diện tích 357,021 km2, khí hậu ôn hòa, dân số 80,3 triệu. Kito giáo là tôn giáo chính, có 51,5 triệu người (theo kiểm tra dân số năm 2008). 

Hai tôn giáo chính ở Đức là Thiên Chúa giáo La Mã (32,0%), và Tin Lành giáo ( 31,7%) ,Do Thái giáo. Hồi giáo chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khoảng 27% người Đức không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác. (1)

Trong những thập niên gần đây, Phật giáo (PG) đã trở nên phổ biến ở quốc gia này, nhiều người đã quy y và nhiều người khác đã xuất gia tu học và làm công tác truyền giáo.Thế kỷ thứ 19 là mốc thời gian có thể đó là lúc PG được truyền vào châu Âu qua các bài báo của người du lịch và nhân viên thuộc địa đang làm việc tại Á châu. Giới triết gia, nghệ sĩ và trí thức Đức là những người đầu tiên quan tâm đến tôn giáo mới này. Điều đó không có gì phải ngạc nhiên, vì nước Đức vốn đã nổi tiếng trên thế giới như là một quốc gia của các đại thi hào và triết gia lừng danh như Kant, Schopenhauer, Herder, Hegel, Nietzche, Goethe, Schilla, Hessa... là những con người được khâm phục và nể vì trên khắp thế giới.

Các tổ chức truyền bá Phật giáo tại Đức

Hội PG đầu tiên được thành lập tại Đức vào năm 1903 tại thành phố Leipzig, đó là Giáo hội Phật giáo Đức (Deutsche Buddhistische Union) do đạo hữu Kant Seidenstuker (1876-1936) sáng lập và lãnh đạo. Hội đoàn này, không phải thuần là một đoàn thể của cộng đồng Phật tử Đức, mà chỉ là một tổ chức cung cấp giáo lý PG cho giới trí thức Đức. Vì mục đích này mà Hội đã thành lập một nhà in tại Leipzig và cho phát hành một tờ tạp chí có tên là Buddhistische (Phật giáo) để phổ biến chủ trương và quan điểm của mình.

Sau thế chiến thứ nhất (1914-1918), vào năm 1924, bác sĩ y khoa Paul Dahlke (1865-1928) đã thành lập một Trung tâm PG (TTPG) ở Berlin-Frohnau lớn nhất ở Đức. Lúc bấy giờ, những buổi thuyết giảng của bác sĩ Dahlke đã thu hút nhiều người đến nghe. Ông cố gắng giới thiệu giáo lý Vô ngã (Non ego) qua lăng kính của khoa học hiện đại. Một cộng đồng PG khác được thành lập vào năm 1931 bởi hai đạo hữu Georg Grimm (1868-1945) và Kant Seidenstucker tại thành phố Munich.

Ông Grimm không tán thành khuynh hướng của bác sĩ Dahlke về một sự diễn dịch mới trong giáo lý; vị đạo hữu này cố gắng khôi phục lại giáo lý nguyên thủy của Phật giáo để tìm ra lời dạy đích thực cho đời sống hiện tại. Thông qua hoạt động truyền giáo này của Grimm, lần đầu tiên quan niệm tín ngưỡng được giới thiệu tại Đức. Đây là một cộng đồng tôn giáo mà nhiều người đã tự gọi mình là Phật tử và thọ trì năm giới cấm của nhà Phật. Năm 1935, Hội PG Theravada ra đời, cũng do đạo hữu Georg Grimm sáng lập và lãnh đạo, trụ sở của hội đặt tại Citting trên bờ hồ Ammer. Hội này đã cho ấn hành một tờ nguyệt san và quyển "Lời dạy của Đức Phật, Tôn giáo của lý trí" (The Teachings of The Buddha, The Religion of Reason), một tác phẩm của đạo hữu G. Grimm.

Tất cả các hội đoàn PG trên đã bị cấm hoạt động dưới thời thống trị của chính quyền Nazi (1933-1945) do Adol' Hitler (1889-1945) cầm quyền. Đến thời kỳ hậu chiến, có nhiều tổ chức PG ra đời. Tại Stuttgart, năm 1952, cộng đồng PG được thành lập, đến năm 1955, cộng đồng này và nhiều hội đoàn PG khác được khôi phục và thống nhất với danh xưng "Giáo hội Phật giáo Đức" (German Buddhist Union), đây là một tổ chức đã tập hợp và thống nhất tất cả các hội đoàn PG trên khắp nước Đức. Nhiều tạp chí và báo của hội lần lượt ra đời, hiện nay nổi bật nhất là hai tạp chí tiếng Đức "Liên hoa" (Lotusblatter) và "Những người thời hiện đại" (Mitwelt). Năm 1992, Hội cùng với Giáo hội Phật giáo châu Âu (European Buddhist Union) tổ chức hội nghị tại thủ đô Berlin; và cuối tháng 10 năm 1945, hội cũng đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm từ ngày thành lập tại Munich.

* Ảnh hưởng Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Đức

Sự thừa nhận các tôn giáo lớn ở phương Đông được truyền bá trong đời sống tinh thần của người Đức. Cho dù Herder, Kant và Hegel đã dành nhiều thời gian cho các tôn giáo khác và triết học Ấn, nhưng hiểu biết của các nhà tư tưởng này quá hạn chế đến nỗi họ hầu như không thể phân biệt được sự khác biệt giữa Ấn giáo và PG. Chẳng hạn, ông Hegel hay nhầm lẫn hình ảnh ngồi thiền của Đức Phật với vị thần Krishna của Ấn giáo. Tuy vậy, lời kết luận của Hegel rằng những triết thuyết của Phật giáo vẫn tốt hơn Ấn giáo. Thực tế, trong lời phê bình của Hegel về Ấn giáo, thì ông cho rằng tôn giáo đó như là "thuốc phiện của mọi người" (The opium of people). Về sau, Karl Marx sử dụng khái niệm này để nói đến một tôn giáo lớn ở phương Tây, Thiên Chúa giáo. Còn đối với PG, ông Hegel giới thiệu như là một tôn giáo dẫn đường.

Có lẽ tầm ảnh hưởng của PG trong xã hội Đức đáng lưu tâm nhất vào cuối thế kỷ 19 là thông qua triết thuyết của Arthur Schopenhauer (1788-1860), một triết gia người Đức. Ông biết đạo Phật và triết học Ấn trong thời gian còn là sinh viên học ở Berlin. Về sau, ông là bạn thân của nhiều học giả PG phương Tây như Schleiermacher (người Đức), Isaak Jakob Schmidt (người Nga), Eugene Burnouf (người Pháp)... Trong thế giới triết học, ông nổi lên với tác phẩm "Thế giới là ý chí và biểu tượng" (The World as Will and Idea). Ông quan niệm rằng "Con người vĩ đại không phải là kẻ chiến thắng mà là con người từ bỏ khát vọng của ý chí".

Bộ sách (hai cuốn) này đã giúp cho mọi người hiểu về triết thuyết của ông. Đặc biệt trong cuốn hai, ông có đề cập đến Phật giáo và triết học Ấn. Tuy nhiên theo ông, những gì ông viết về Phật giáo chỉ là bước khởi đầu. Ông nói: "Đến năm 1818, khi tác phẩm của tôi xuất hiện, ở châu Âu có rất ít bài viết về PG. Do đó, những gì tôi viết về PG là không đầy đủ và chưa hoàn chỉnh". Những năm cuối đời, ông dành nhiều thời gian để học kinh Kim Cương (Diamond Sutra, qua bản dịch của Issak Jakob Schmidt), và nghiên cứu giáo lý Niết bàn trong PG.

Sau Schopenhauer có Friedrich W.Nietzsche (1844-1900), một triết gia vô thần Đức và là cha đẻ của thuyết siêu nhân, có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng triết học tư sản phương Tây sau Immanuel Kant. Qua nhiều bài viết của mình, ông Nietzsche đã thừa nhận mình là học trò và là người chịu ảnh hưởng tư tưởng PG qua Schopenhauer. Ông Neitzsche cũng rất quan tâm đến giáo lý Niết bàn.

Sự ảnh hưởng PG trong đời sống văn hóa Đức rõ ràng, nhất là bởi những tài liệu sách báo về PG do chính người Đức viết. Nhiều người đã trở thành Phật tử thông qua những hoạt động văn hóa của họ, rồi họ thành lập những trung tâm PG thiền ở các cộng đồng dân cư. Ông Kanl Eugen Newmann, một học giả người Áo, đã cho in một tuyển tập các bài pháp thoại của Đức Phật theo hệ Nikaya. Rồi đến năm 1879, ông Friendrich Max Mueller (1823-1900) cho xuất bản cuốn kinh Phật bằng tiếng Anh. Ông cũng là một trong những thành viên có công gây dựng Hiệp hội Thánh điển Pàli tại Anh quốc.

Một người Đức khác có công truyền giáo là ông Hermann Oldenberg (1854-1920), người đầu tiên viết về lịch sử truyền đạo của Đức Thích Ca Mâu Ni cho thế giới phương Tây qua cuốn Đức Phật-Cuộc đời, lời dạy và Giáo đoàn của Ngài (Buddha-His Life, His teaching and His Order) xuất bản năm 1881. Viết cuốn sách này đạo hữu Oldenberg muốn lên tiếng bác bỏ luận thuyết sai lầm của một học giả nào đó có ý cho rằng, một người được lịch sử gán cho một danh hiệu nổi tiếng "Buddha" (Phật) chưa bao giờ hiện hữu trên cõi đời này.

Theo vị học giả này, Đức Phật chỉ là một nhân vật biểu trưng của Phật giáo. Trong khi đánh đổ luận thuyết đó, ông Oldenberg đã đưa ra nhiều chứng cứ lịch sử về cuộc đời tu đạo và hành đạo của Đức Phật. Ông muốn khẳng định rằng Đức Thích Ca là một Đức Phật lịch sử chứ không phải là một Đức Phật huyền thoại. Quyển sách đã nhanh chóng nổi tiếng và phổ biến khắp nước Đức. Đến nay, quyển sách đã tái bản hơn 14 lần và danh hiệu "Gotama Buddha" rất quen thuộc với người dân châu Âu ngay từ lúc ấy. Có thể nói rằng, ông Oldenberg đã khơi dậy sự quan tâm đến PG của các học giả phương Tây đối với những bộ kinh thuộc hệ Nikaya. Đó là giáo sư Luders, Von Lasenapp, F.Weller, Nobel, Walleser Waldschmidt... đã để tâm nghiên cứu kinh điển hệ Pàli; trong đó có một số vị quan tâm đến các kinh Sanskrit. Đặc biệt cũng có nhiều công trình nghiên cứu về PG, phát triển bởi ba-bốn nhóm nhỏ, đứng đầu các nhóm này là Lạt Ma người Đức Anagarika Govinda.

Nhiều bộ kinh Pàli đã được phiên dịch sang tiếng Đức, quan trọng và nổi bật nhất là đã chuyển ngữ và ấn hành hoàn chỉnh năm bộ kinh hệ Nikaya. Những người có công trong công trình lịch sử này là những học giả và dịch giả tên tuổi như K.E.Newmann. K.S.Seidentucker, H.Oldenberg, E.O.Franker, Nyanatiloka Thera, D.Dalhke và Kurt Schmidt. Đặc biệt, trong số những học giả nghiên cứu kinh Phật và sau đó khoác áo tu, nổi bật trong số đó có đạo hữu Walter Florus Gueth, một tín đồ Ky tô ở Hesser, đã đến xuất gia và tu học ở Tích Lan, vào năm 1903 với pháp danh là Nyanatilok; Ngài là một tác giả và dịch giả PG nổi tiếng của 20 tác phẩm trong các thứ tiếng Đức (15 quyển), Anh (6 quyển), Pháp (2 quyển), Pàli (2 quyển), Tích Lan (1 quyển).

Các dịch phẩm tiếng Đức nổi tiếng của Ngài gồm có Tăng Chi bộ kinh (Anguttara Nikaya), kinh Pháp Cú (Dhammapala), Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga). Trưởng lão Nyanatiloka cũng là người có công lớn trong việc đào tạo Tăng tài cho phương Tây khi thành lập một tu viện tại Tích Lan. Kế thừa sự nghiệp hoằng pháp của trưởng lão Nyanatiloka là Tỷ kheo Nyanaponika, cũng là một trí thức Đức, đã phát tâm xuất gia và về sau trở thành một Tăng sĩ nổi tiếng ở châu Âu với nhiều tác phẩm Phật học cả tiếng Anh lẫn tiếng Đức.

Một Tăng sĩ người Đức khác là Lạt Ma Anagarika Govinda, (thế danh là Ernst Lothar Hoffmann), xuất gia tại Tích Lan vào năm 1928 với Trưởng lão Nyanatiloka và được huấn luyện theo truyền thống Theravada. Tuy nhiên, hai mươi năm sau, Ngài đã chuyển sang tu tập theo truyền thống Kim Cương thừa của PG Tây Tạng. Trong quá trình hoằng pháp tại quê nhà, Ngài đã có những đóng góp quyết định cho PG Đức. Ngài cũng là tác giả nhiều tác phẩm có giá trị nổi bật trong số đó là quyển "Con đường mây trắng" (The Way of The White Clouds). Một phụ nữ châu Âu đầu tiên trở thành nữ tu PG là nghệ sĩ đàn piano Else Buchholz, con gái một vị chủ ngân hàng Đức, cô đã đến Tích Lan vào năm 1926, xuất gia và tu học với pháp danh là Uppalavanna.


Giới trẻ Đức cũng trở về với PG qua tác phẩm nổi tiếng "Siddarta" (Sĩ Đạt Ta) của Hermann Hess (1877-1962), một nhà thơ, nhà văn từng đoạt giải Nobel văn chương năm 1946. Sau khi từ bỏ mọi nghiên cứu về Tin Lành giáo, H. Hess bắt đầu tiếp xúc với Phật học và triết học Ấn, và chẳng bao lâu ông đã chinh phục bởi giáo thuyết này. Ông nghiên cứu PG và văn hóa Á Đông qua ba lần viếng thăm Sri Lanka và Indonesia vào năm 1911. Kết quả của những công trình nghiên cứu đó đã giúp ông cho ra đời cuốn Sĩ Đạt Ta, xuất bản năm 1922 và nó đã nhanh chóng được đón nhận một cách nồng nhiệt bởi giới trẻ Đức và lập tức được chuyển ngữ ra nhiều thứ tiếng trên thế giới (bản dịch Việt ngữ với tựa đề "Câu chuyện dòng sông" do Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch, Lá Bối in lần đầu tiên năm 1965).

Phật giáo Việt Nam tại Đức :
Như nhiều cộng đồng khác, phần lớn người Việt đến định cư tại Đức vào giữa những năm bảy mươi của thế kỷ này. Hiện tại có khoảng 100.000 người Việt định cư tại đất nước này. Do chính sách phân bố của chính quyền Đức, nên người Việt ở Đức chỉ ở rải rác nhiều vùng khác nhau trên khắp nước Đức. Dù vậy, người Việt ở Đức đoàn kết và có nhiều hoạt động để khôi phục văn hóa và ngôn ngữ Việt, chẳng hạn, họ có khoảng 40 tờ tuần báo và Nguyệt san tiếng Việt và 20 chương trình phát thanh tiếng Việt để phục vụ cho cộng đồng.

Về tình hình PGVN tại Đức, cũng như cộng đồng của mình, PGVN đã từng bước ổn định, phát triển và đi sâu vào xã hội Đức. Hiện tại có 7 ngôi chùa và 14 chi hội Phật tử do người Việt chủ xướng, có tất cả 8 đơn vị Gia đình Phật tử (xin mời vào xem trang nhà của GDPT Minh Tâm theo địa chỉ: http://www.stud.uni-hannover.de/~loc), gồm 500 đoàn sinh và 50 huynh trưởng và có khoảng 40 vị Tăng Ni đang lưu trú tu học tại Đức.

Lãnh đạo tinh thần PGVN tại Đức hiện nay là Thượng Tọa Thích Như Điển, viện chủ Chùa Viên Giác ở thành phố Hannover.
Hiện tại, chùa Viên Giác được xem là di bảo của PGVN ở nước ngoài , là Trung tâm Văn hóa PG tại Đức quốc với một điện Phật chứa khoảng 700 người cùng một lúc; một thư viện rộng lớn gồm nhiều loại Kinh sách khác nhau bằng nhiều ngôn ngữ như Việt, Anh , Pháp, Đức, Nhật, Trung Hoa. Đặc biệt thư viện này có cả bộ Đại Tạng Kinh chữ Hán thỉnh từ Đài Loan vào năm 1981 gồm 100 quyển, mỗi quyển dày độ 2.500 trang qua sự tài trợ chi phí của chính quyền Đức; một nhà máy in dùng để in những sách báo của PG và những hoạt động văn hóa, từ thiện. Tất cả sở phí của nhà in như máy móc, giấy mực... cũng được chính quyền Đức tài trợ.

 Nhờ vậy mà tờ tạp chí Viên Giác vẫn phát hành đều đặn trong 21 năm qua, tính đến nay đã phát hành được 110 số, mỗi kỳ là 5000 số (sáu kỳ mỗi năm).
Hằng năm chùa Viên Giác thường tổ chức những đại lễ như Phật Đản, Vu Lan, Tết Nguyên đán, quy tụ trên dưới 50.000 người Việt lẫn người bản xứ trên khắp nước Đức về dự.

Đặc biệt, chùa Viên Giác đặt nặng vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa PG và văn hóa Việt Nam tại Đức, chùa đã tổ chức in ấn và phiên dịch nhiều tác phẩn PG ra tiếng Đức và ngược lại, riêng Thượng Tọa Như Điển đã cho ấn hành hơn 20 tác phẩm (cả tiếng Việt lẫn tiếng Đức) của mình để phổ biến cho Phật tử Đức đọc. Năm 1998, Chùa Viên Giác còn mở thêm một trang báo điện tử gồm ba thứ tiếng Việt, Đức và Pháp để phổ biến giáo lý cho Phật tử khắp nơi đọc. Địa chỉ vào xem là: http://www.comlink.apc.org/pvg và địa chỉ liên lạc Chùa Viên Giác hiện nay là: Karlsruher Str 6, 30519 Hannover, Germany. Tel: 05.11.879630; Fax: 05.11. 8790963.

Hiện nay, có khoảng 20 tăng sinh người Việt lẫn người Đức đang theo tu học tại chùa Viên Giác, dưới sự dẫn dắt của TT. Như Điển. Đó là một điều lạc quan cho tương lai PGVN tại Đức trong việc phát triển Chánh Pháp tại xứ sở này. Nhìn chung, PGVN tại Đức đang trên đà lớn mạnh dưới sự lãnh đạo nhiệt tâm và tận tụy của Thượng Tọa Thích Như Điển.

Có thể nói, Phật giáo Theravada đã ảnh hưởng rất lớn trong các cộng đồng PG Đức ở giai đoạn đầu mới truyền giáo. PG Mahayana, bao gồm Nhật Bản, Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam, đã trở nên phổ biến sau thế chiến thứ hai. Từ những năm sáu mươi trở đi, Thiền học PG đã lan tỏa khắp đất nước này; các tác phẩm Thiền của Tanable Hajime, Hisamatsu Shinichi, Rudolf Otto, Eugen Herrigel, August Faust và đặc biệt là D. T. Suzuki, được phát hành rộng rãi để cung ứng cho trào lưu học và tu thiền ở Đức. Từ đó đến nay, nhiều trung tâm thiền đã lần lượt ra đời và nhiều Thiền sư ở Á châu được cung thỉnh sang Đức để tuyên dương pháp môn này.

Nếu năm 1962 tín đồ PG Đức chỉ có 2.000, thì hiện nay (1999) con số đó đã được nâng lên hơn 70.000 người (số lượng được chính quyền liên bang thống kê và thừa nhận). Mặc dù số lượng tín đồ PG còn quá ít so với các nước Á châu, tuy nhiên PG ngày nay rất phổ biến ở Đức; các nhà sách ở các thành phố lớn luôn tràn ngập Kinh sách PG và phong trào nghiên cứu và tu thiền ngày càng tăng. Dù vậy, PG Đức vẫn còn hạn chế nhiều mặt, nhất là người lãnh đạo tinh thần và trực tiếp hướng dẫn tu học. Nếu ở phương Đông, các Tăng sĩ làm công tác truyền giáo dẫn dắt người tại gia tu học; thì ở Đức, người cư sĩ phải đảm nhận trọng trách ấy.

Tuy nhiên, mọi tín đồ PG Đức rất vui mừng, vì hiện nay, đất nước của họ rất nhiều giống dân khác nhau đến định cư và nước Đức đã trở nên một quốc gia "đa tôn giáo". Dù Ky Tô giáo và Hồi giáo là hai tôn giáo chính ở xứ sở này, nhưng số lượng tín đồ PG vẫn đang gia tăng. Vì thế, chúng ta có quyền hy vọng rằng "vườn hoa Phật Giáo" sẽ nở rộ trong một tương lai gần. (2)

II.KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO  ĐỨC QUỐC 

1. NGÔI NHÀ PHẬT GIÁO (Das Buddhistische Haus)
Das Buddhistische Haus (engl.: the Buddhist house) là một ngôi chùa Phật thuộc phái Nguyên Thủy ở Berlin, nước Đức, xây cất hoàn thành năm 1924, và là ngôi chùa Phật xưa nhất châu Âu.

Địa chỉ: 54, 13465 Berlin, Germany
Phone: +49 30 4015580

  File:BuddhistischesHaus.jpg

\

2. TU VIỆN MAHAMEVNAWA (Mahamevnawa Buddhist Monastery)

Mahamevnawa Buddhist Monastery là một tu viện của Phật giáo Sri Lanka. Tu viện chính ở Polgahawela, Sri Lanka, , và Sri Lanka là chùa mẹ của 35 chi nhánh ở các nước như Canada, USA, Australia, Anh quốc và Đức
Viện trưởng các tu viện này là Đại sư Kiribathgoda Gnanananda Thero.
Address ෴ Mahamevnawa Meditation Monastery Frankfurterstr.63 63067 Offenbach am Main Germany. Tel. ෴ +49(0)69 850 960 04 E-mail ෴ info@mahamevnawaeurope.org Website ෴ Mahamevnawa Europe

 Mahamevnawa Meditation Monastery 
 
 

Mahamevnawa Meditation Monastery 
3. TRUNG TÂM PHẬT GIÁO NAGARJUNA KADAMPA ở Northamptonshire Nagarjuna Buddhist Centre, Northamptonshire, thành lập năm 1996 là trung tâm ở nơi đồng quê không khí an lành, các thành viên và du khách có thể thưởng thức khung cảnh hòa bình, thanh tĩnh, cà phê và thực phẩm ngon . Trung tâm chuyên giảng dạy giáo lý của đức Phật. Địa chỉ: Nagarjuna Buddhist Centre, The Old Rectory, Kelmarsh, Northants, NN6 9LZT: 01604 686778 E: info@meditation-nagarjuna.org W: http://www.meditation-nagarjuna.org/world-peace-fete
 
 
 
 
 

 

4. TRUNG TÂM THIỀN PHẬT GIÁO NORTHANTS, Northamptonshire
Northants Buddhist Meditation Centre là trung tâm thiền định Tây Tạng theo 
truyền thống Karma Kagyu, nhưng vui lòng đón nhận Phật giáo các tông phái, 
và các khách không phải là Phật giáo. Trung tâm sẽ hướng dẫn thiền định.
Trung tâm này có chi nhánh khắp vùng Northamptonshire, Kettering, Corby, 
Wellingborough, Rushden, Raunds, Rothwell, Desborough,Thrapston, Oundle,
 Northampton, Daventry), Leicestershire (Market Harborough, Uppingham, Oakham,
Leicester) ngay cả vùng Bedford, Milton Keynes, Stamford, Peterborough, Cambridge,
Oxford và Telford. Địa chỉ: Northants Buddhist Meditation Centre Friends' Meeting House,
Northall Street, Kettering NN16 8DS. Tel: 01536 520000
Web: northantsbuddhists.com/index.htmWelcome! © Northants Buddhist Meditation Centre
| created at www.mrsite.com

 


Northants Buddhist Meditation Centre

 
Lama Ato Rinpoch  

5. HỘI PHẬT GIÁO ĐỨC QUỐC ( Deutsche Buddhistische Union )

 Từ 1903, Phật giáo đã hoạt động mạnh ở Đức. Năm 1955, 43 Phật tử Đức họp tại
 Frankfurt để lập hội"Phật giáo Đức quốc" (the "German Buddhist Society ), 
sau đó, năm 1958 đổi là "Liên đoàn Phật giáo Đức"(German Buddhist Union- (DBU).
 Năm 1975, DBU trở thành sáng lập viên của Liên đoàn Phật giáo Âu châu, và
 từ 1961 hội trở thành trung tâm vùng của hội bạn Phật Tử Thế giới 
(Regional Centre of the "World Fellowship of Buddhists"- WFB). Liên đoàn Phật giáo
Đức quy tụ các tông phái Phật giáo, chấp nhận các lý thuyết và thực hành khác nhau.
 Năm 1985 một tuyên cáo thống nhất ( xem lại năm 2004) 
chấp nhận mọi truyền thống  của DUB. Có khoảng 120.000 Phật tử Á châu sống ở Đức,
phần lớn là Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Miên, Đại Hàn , Nhật Bản và các quốc gia khác.
Có khoảng 100 ngàn Phật tử gốc Đức. 
Năm 2007, hội DBU có 55 tổ chức là thành viên , Độc giả có thể tìm thấy danh 
DBU có trên 600 nhóm Phật tử khắp nuớc Đứcmanages cớ dữ liệu (database) có thể 
giúp quý vị tìm thấy nhóm đó ở vùng bạn sinh sống. Hội tổ chức các lớp thiền định,
 thảo luận về Pháp, an dưỡng...Hội cũng có trên 2200 hội viên cá nhân.
Từ 1986, DBU đã ấn hành nhgiều tài liệu thông tin, và có một cơ quan ngôn luận, 
đó là tam nguyệt san Phật giáo Ngày Nay (Buddhismus aktuell) , có 3000 người ghi 
tên, và bán 4500 bản. . Mỗi năm tạp chí đều in tăng thêm. Năm 2005, tờ báo vẫn;
là tờ báo có nhiều độc giả. www.buddhismus-aktuell.de (in German). Hằng năm, hội còn in
nhiều sách về Phật giáo. Liên lạc cá nhân Vajramala German Buddhist
 Union Deutsche Buddhistische Union e.V. Amalienstr. 71 80799 Munich Tel. +49-(0)89-28.01.04, Core Time: 10 a.m. - 5 p.m. Fax: +49-(0)89-28.10.53 email: dbu(at)dharma.de dbu(at)dharma.dewww.buddhismus-deutschland.de

   

  
Michael Schmidt, thành viên ban quản trị Liên đoàn Phật giáo Đức.
( Ratsmitglied Deutsche Buddhistische Union)


 6. CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO JODO SHINSHU TẠI ĐỨC

 Buddhist Community Jodo Shinshu Germany. Đây là hội Phật giáo của người Nhật tại Đức, theo truyền thống Nishi Hongan-ji, ở Kyoto,tức là Tịnh độ tông. Harry Pieper (1907-1978), ở Berlin năm 1954 đã đem Tịnh Độ Tông vào Đức theo lời khuyên của tổ đời 24 là Ohtani.
 LIÊN LẠC CÁ NHÂN: Thomas Moser 83435 Bad Reichenhall Edelweißstraße 5 www.jodoshin.de Germany 

 


Rev. Harry Pieper, the first German Shin Buddhist 

7. TIBETISCHES ZENTRUM 

Đây là trung tâm Phật giáo Tây Tạng ."(Www.kirchentag.de). DBU-Mitgliedsgemeinschaft - Was bedeutet das Tradition Mahayana - Tibetisch Tibetischer Buddhismus HauptlehrerIn Geshe Pema Samten Adresse Hermann-Balk-Str. 106, 22147 Hamburg E-Mail tz@tibet.de Telefon 0 40/6 44 35 85 Fax 040/6 44 35 15 Homepage www.tibet.de

   

  
 
Tibetisches Zentrum e.V. 

 

  

  

  

8.TRUNG TÂM PHẬT GIÁO SCHWARZENBERG 

 Đây là trung tâm Phật giáo Tây Tạng, thuộc Kim Cương thừa. Tông phái này có nhiệm vụ truyền dạy Phật pháp. Thế kỷ 11, Marpa đã mang Phật pháp vào Tây Tạng và được Karmapa Lama từ 1110. truyền bá và bảo tồn. Dòng tu này do vị Karmapa thứ 17 là Thaye Dorje khai sáng, và do Lama Ole Nydahl thành lập. Trung tâm dạy thiền, an dưỡng, học kinh kệ. Trung tâm thuộc "Hội Phật giáo Kim Cương thừa tại Đức" (the German Diamond Way Buddhist Association) Diamantweg in Deutschland Buddhist Retreat Center Schwarzenberg Hinterschwarzenberg 8 D-87466 Oy-Mittelberg Phone: +49 (8366) 98380 Fax: +49 (8366) 983818 eMail: Schwarzenberg@diamondway-center.org Homepage: www.buddhismus-schwarzenberg.de Founded: 10.03.1983 Schwarzenberg on Facebook 

  

  

  

9.TRUNG TÂM PHẬT GIÁO HAMBURG (Buddhist Center Hamburg) 
 Trung tâm này được nhiều khách thăm viếng. Trung tâm tổ chức các buổi hội thảo, tập thiền, trung tâm cũng sẵn sàng giúp sinh viên nghiên cứu về đạo Phât. Được sự tài trợ của dân chúng Âu châu và thành phố, trung tâm đã lót thảm lại trong năm 1998. Phòng thiền định, phòng đọc sách , cửa hàng sách chiếm 1,700 m2. Trung tậm thuộc Tổ chức Phật giáo Kim Cương thừa. Địa chỉ; Thadenstr. 79 Hamburg 22767 Web: http://www.buddhismus-hamburg.de Email: Hamburg@diamondway-center.org Teachers: Shamar Rinpoche Lineage: Tibetan Buddhism: Kagyu (Ref: 3451) 

 

Buddhism in the Middle of Hamburg 

 

  

10. TRUNG TÂM PHẬT HỌC NUMATA (The Numata Center}

 Đây là trung tâm Phật học Numata của đại học Hamburg, thành lập năm 2007, có tầm cở quốc tế Năm 1984, Dr. Numata (1897-1994) thành lập the Numata Center ở Berkeley để dịch thuật và nghiên cứu Phật giáo , nhất là bộ Tam tạng kinh điển (Tripitakas).Năm 1986, ông lập hội BDK ở Mỹ châu để hoằng pháp.Ngày 11, tháng 7 năm 2013, Trung Tâm Phật học đại học Hamburg ( the Center for Buddhist Studies at Hamburg University ) mang tên mới là Trung tâm Phật học Numata ( the Numata Center for Buddhist Studies). Trung tâm mang họ đại sư Toshihide Numata, là chủ tịch hội Bukkyo Dendo Kyokai (仏教伝道協会) ở Tokyo, Nhật Bản. The Bukkyo Dendo Kyokai (BDK) có nghĩa là hội Truyền bá Phật giáo (Society for the Promotion of Buddhism), có mục đích mở rộng Phật giáo và nghiên cứu Phật giáo. Trung tâm được sự hỗ trợ của Đại học Hamburg và học viện Asien-Afrika-Institut. Rev.Dr. Yehan Numata, founder of the Bukkyo Dendo Kyokai (Society for the Promotion of Buddhism) 

Rev. Brian Nagata, Bukkyō Dendō Kyōk 

 

11. TRUNG TÂM PHẬT GIÁO RIGPA 

Đây là trung tâm Phật giáo Tây Tạng, mợ rộng cho các tông phái Phật giáo với sự hướng dẫn của Ngài Đạt Lai Lat Ma. Trung tâm hướng dẫn các đạo hữu về Phật pháp. Rigpa tiếng Tây Tạng là trí tuệ, tĩnh giác. Trung tâm có 130 chi nhánh trên 30 quốc gia. Địa chỉ: Rigpa Germany Go straight to Rigpa Germany website Rigpa e.V Germany, Office (Geschäftsstelle) Soorstr.85, 14050 Berlin tel +49 (0)30 23 255 010 info@rigpa.de www.rigpa.de

   

Hình chụp mùa xuân tại trung tâm an dưỡng Rigpa tại Berlin 2009 

 
Ngài Sogyal Rinpoche đang giảng Phật pháp 2009

  

 

 

Buddha Statue in the Main Shrine Room in Rigpa's Berlin Centre 

 

  

12. CHÙA VIÊN GIÁC

 Thượng tọa Như Điển đến Đức năm 1977. Lúc đầu thượng tọa lập Niệm Phật đường Viên Giác ở Hannover. Sau thượng tọa xin được đất do do Bộ Nội vụ Đức chấp thuận cấp đất xây cất , nên thượng tọa bắt đầu xây dựng chùa Viên giác mới tại Hannover vào năm 1981, đến 1991 thì hoàn thành với phí tổn9 triêu Đức mã, tương đương 5,5 triệu Mỹ kim. Địa chỉ liên lạc Chùa Viên Giác hiện nay là: Karlsruher Str 6, 30519 Hannover, Germany. Tel: 05.11.879630; Fax: 05.11. 8790963. 


 
Cổng Tam Quan chùa Viên Giác 

 
Chánh Điện và Tháp Phật 

 

  

  

  

  

Vườn chùa Viên Giác 

 

13.CHÙA PHẬT HUỆ 
 Địa chỉ: Hanauer Landstrasse 443 - 60314, Frankfurt am Main, Germany



 

 

 

 

 






 

 

 

14. CHÙA BẢO QUANG 
Các cơ sở trước của Chùa Bảo Quang: Vào mùa hè năm 1984, Sư Bà Diệu Tâm đến Hamburg và năm 1985 thành lập Tịnh Thất Bảo Quang tại khu Jenfeld, Hamburg. Tịnh Thất Bảo Quang bấy giờ chỉ là một căn hộ hai phòng rộng khoảng 70 mét vuông, một phòng khả dĩ lớn làm Chánh Điện, một phòng vừa làm phòng khách, phòng sinh hoạt và đồng thời cũng là phòng ngủ với một chiếc giường xếp vào tường của Sư Bà (lúc ấy là Ni Sư).

Dù diện tích rất khiêm tốn nhưng ngôi Tịnh Thất này ngay từ bước đầu đã là chỗ dựa tinh thần quý báu cho đồng bào Phật tử tại Hamburg và vùng phụ cận trong những ngày xa xứ.Đến tháng giêng 1988 Chùa mướn được một địa đìểm rộng rãi hơn ở Wandsbek, Hamburg và dời Chùa về đây, đổi tên thành Chùa Bảo Quang, cho đến hôm nay. Chẳng may sau thời gian hết hạn hợp đồng ba năm chủ nhà muốn lấy nhà lại nên không chịu cho gia hạn hợp đồng, Chùa phải trả lại cho chủ nhà. Phật và Tăng phải đi tị nạn: Phật thì mang gởi tại Chùa Phật Giáo của người Đức, 

Sư Bà tạm trú tại nhà Phật Tử để tìm địa điểm khác. Mùa hè năm 1991 Chùa và Phật Tử tìm mua được ngôi nhà ở Billstedt, Hamburg. Như thế sau gần nửa năm ngưng hoạt động Chùa có được cơ sở mới. Cơ sở này do Chi Bộ Phật Giáo Đức Quốc đứng tên chủ quyền. Tại đây Chùa Bảo Quang đã hoạt động trong suốt mười sáu năm. Biết bao nhiêu Lớp Học Giáo Lý, Tu Bát Quan Trai, các buổi Lễ quan trọng như Phật Đản, Vu Lan và những mùa An Cư v.v... đã được tổ chức tại đây. 


Hình Chánh Điện Chùa Bảo Quang lúc còn ở Billstedt *


Chùa Bảo Quang hiện nay: Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi
 càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử
 phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như 
chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành 
hùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục 
hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 
05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng
 Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh 
Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư
 Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý 
đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa
Bảo Quang được thành tựu.

Địa chỉ : Bao Quang Temple Schiffbeker Weg 177 2000
 Hamburg-74 Tel: 040-732 5543 Contact: Bhikshuni Thich Nu Dieu Tam Tradition: 
Mahayana, Vietnamese


Hình Chánh Điện Chùa Bảo Quang hiện nay. Hình chụp vào Lễ Hoàn Nguyện tháng 8


CHÚ THICH
 ________

 (1). Wikipedia.

 (2). Thích Nguyên Tạng. Phật Giáo tại Đức quốc. http://old.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg-duc.html. Tổng hợp từ các tài liệu : Buddhism in Germany looks back to a history of over 150 years. Arthur Schopenhauer was one of the earliest Germans who were influenced by Buddhism. Schopenhauer got his knowledge of Buddhism from authors like Isaac Jacob Schmidt (1779-1847). German Buddhists or Orientalists like Karl Eugen Neumann, Paul Dahlke, Georg Grimm, Friedrich Zimmermann (Subhadra Bhikschu) and the first German Buddhist monk Nyanatiloka were also influenced by Schopenhauer and his understanding of Buddhism. But also German Indologists like Hermann Oldenberg and his work ”Buddha, sein Leben, seine Lehre, seine Gemeinde“ had an important influence on German Buddhism. In 1888 Subhadra Bickshu (Friedrich Zimmermann) published the first edition of the „Buddhistischer Katechismus“, a work based on the "Buddhist Catechism" of Henry Steel Olcott. In 1903 the first German Buddhist organisation was founded by the Indologist Karl Seidenstücker in Leipzig. In 1904 Florus Anton Gueth became the Theravada monk Nyanatiloka Mahathera. Some important Pali texts were translated into German in the early part of the 20th century by scholars like Karl Eugen Neumann (1865-1915), Nyantiloka and others. In 1922 Hermann Hesse published his famous work "Siddhartha", which has been 
translated into many languages. In 1924 Dr. Paul Dahlke established the first German Buddhist monastery, the 
"Das Buddhistische Haus" in Berlin. The German Dharmaduta Society, initially known as the Lanka Dhammaduta Society 
and dedicated to spreading the message of the Buddha in Germany and other
 Western countries, was founded by Asoka Weeraratna in 1952. In 1952 a German Branch of the Buddhist Order Arya Maitreya Mandala was founded 
by Lama Anagarika Govinda.[1] In 1957 The German Dharmaduta Society purchased the premises of "Das Buddhistische 
Haus" from the heirs of Dr. Dahlke. It is now a Centre for the spread of Theravada
 Buddhism in Europe. As the second oldest Buddhist institution in Europe, German
 authorities have designated it a National Heritage site. According to the Deutsche Buddhistische Union (German Buddhist Union), an
 umbrella organisation of the Buddhist groups in Germany, there are about 
245,000 active Buddhists in Germany (as of 2005 [1]), 50% of them are Asian 
immigrants. They are organized in about 600 groups. In 1977 there were just 
15 Buddhist groups.

No comments:

Post a Comment