HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 2 August 2013

TÀI LIỆU TRƯONG TẤN SANG ĐI MỸ II

 


  ngày 23 tháng 7 năm 2013 .



19.Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang?

Người Việt ở Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, đòi hỏi nhân quyền và các quyền tự do cho Việt Nam
Người Việt ở Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, đòi hỏi nhân quyền và các quyền tự do cho Việt Nam
Dù trọng tâm chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nhằm tăng cường quan hệ đối tác, nhưng tâm điểm chú ý của công luận nhắm vào cuộc gặp thượng đỉnh Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/7 là vấn đề nhân quyền Việt Nam.

Đây cũng là trở ngại chính trong bang giao song phương và cũng là mối bận tâm lớn nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nguyên nhân vì sao?
Trà Mi VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với Chủ tịch Nghị hội Toàn quốc của người Việt tại Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một nhà báo, nhà khảo cứu, và cũng là nhà hoạt động nổi tiếng trong cộng đồng người Việt.
Video Phỏng Vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích:


http://www.voatiengviet.com/content/nhan-quyen-viet-nam-truong-tan-sang/1710768.html


20. Một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ?

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trong thủ đô Washington, 25/7/13
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trong thủ đô Washington, 25/7/13
CỠ CHỮ
Hôm thứ Năm 25 tháng 7, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tại thủ đô Washington, trong đó ông loan báo Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hoài Hương của Ban Việt Ngữ-VOA ghi nhận một số điểm đáng chú ý trong bài diễn văn của Chủ tịch nước Việt Nam, và lược qua một số nội dung trong bản tuyên bố chung Việt-Mỹ, cũng như phản ứng trước loan báo này.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang: “Sáng hôm nay tôi đã có cuộc hội đàm với Ngài Tổng Thống Obama. Tôi vui mừng thông báo với các bạn Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện theo đó hợp tác giữa hai nước sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực, chính trị đối ngoại, kinh tế thương mại, đầu tư giáo dục, khoa học công nghệ, quốc phòng an ninh.”
Với lời phát biểu đó của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trước một cử tọa đông đảo tại trụ sở của CSIS ở Washington chiều hôm qua, dường như quan hệ Việt-Mỹ đang bước sang một ngã rẽ mới.

Khó có thể không nhận thấy sự vui mừng của các quan chức hai nước có mặt trong phòng họp, về thành quả của chuyến đi thăm Hoa Kỳ chớp nhoáng của Chủ tịch nước Việt Nam đã gây khá nhiều tranh cãi. Trước và trong chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang, nhiều nhà lập pháp thuộc cả lưỡng đảng đã mở điều trần và họp báo, khuyến cáo Tổng Thống Obama chú trọng tới vấn đề nhân quyền, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tổ chức kiến nghị và biểu tình, đả kích chiến dịch đàn áp thô bạo ở trong nước đối với các blogger và giới bất đồng, trong khi các tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế mạnh mẽ lên tiếng đòi Hà nội trả tự do cho tù chính trị và tù nhân lương tâm. Một trong những người tù được nhiều người biết tiếng, blogger Điếu Cày, đang tiếp tục cuộc tuyệt thực đã kéo dài hơn một tháng.
Hôm qua sau cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung về quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện, “dựa trên những lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau.”

Tuyên bố nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện, trên tinh thần “tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau” vì hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước.

Về cuộc tranh chấp Biển Đông, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh nhu cầu phải tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và nỗ lực đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt là COC.
Tại trụ sở CSIS hôm thứ Năm, ông Trương Tấn Sang nói, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã “thực sự mở rộng và được nâng tầm về cả bề rộng lẫn chiều sâu”:
“Mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã thực sự được mở rộng và nâng tầm trên nhiều lãnh vực cả bề rộng, bề sâu, cũng như hiệu quả của các lãnh vực đó. Nếu nhìn lại cả trên đường dài của lịch sử, chúng ta mới thấy được những bước tiến, những thành tựu trong quan hệ hai nước ngày nay là hết sức có ý nghĩa.”


Ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh vai trò của ASEAN và sự gắn bó của Việt Nam đối với tổ chức khu vực này. Ông cho rằng tương lai của Việt Nam gắn liền với khu vực ASEAN, một khu vực có tiềm năng rất lớn, nhưng theo lời ông, những tiềm năng đó chỉ thành hiện thực với điều kiện có an ninh trong khu vực.

“Bảo đảm một môi trường hòa bình, ổn định, ngăn chặn và kiểm soát các xung đột, là trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Việc xây dựng và củng cố một cấu trúc khu vực nhằm tăng cường hợp tác, kết nối giữa các nước, về kinh tế thương mại, an ninh, văn hóa, xã hội …. chính là sự đảm bảo hữu hiệu nhất cho hòa bình và thịnh vượng.”

Hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ cũng thừa nhận quá trình lịch sử phức tạp giữa hai nước, nhưng cho rằng nay đã tới lúc phải để lại giai đoạn lịch sử phức tạp ấy lại sau lưng để đưa quan hệ sang một giai đoạn mới, với một quan hệ đối tác toàn diện bao gồm mọi lĩnh vực.
Vấn đề nhân quyền, đòi hỏi chủ yếu của người Mỹ gốc Việt khắp nơi, kéo nhau đông đảo tới biểu tình tại công viên La Fayette trước Tòa Bạch Ốc trong khi cuộc hội kiến giữa ông Obama và ông Trương Tấn Sang diễn ra, cũng được nhắc qua trong tuyên bố chung, trong đó hai nhà lãnh đạo đồng ý “đối thoại thẳng thắn để tăng sự hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khoảng cách biệt về quyền con người”. Bản tuyên bố viết rằng Tổng Thống Obama và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đều nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền”.

Bình luận về diễn tiến có tính bước ngoặt này, báo New York Times hôm thứ Sáu nói rằng chuyến Mỹ du của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang được thực hiện sau một giai đoạn đầy thách thức, giưã lúc chính quyền cộng sản Việt Nam tăng cường chiến dịch đàn áp trong nước, bỏ tù blogger, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhân vật bất đồng.

Báo New York Times tường thuật rằng Tổng Thống Obama chỉ nhắc tới các vụ vi phạm bằng những lời lẽ khá là nhẹ nhàng, ông nói “tất cả mọi người chúng ta phải tôn trọng những vấn đề như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội.” Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết cuộc đối thoại với ông Trương Tấn Sang vô cùng thẳng thắn và rằng hai ông đã bàn về những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực này, cũng như những thách thức còn tồn tại.

Phản ứng trước Tuyên Bố Chung Việt-Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài VOA-Việt ngữ, Giaó sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam từng là một tù nhân lương tâm, và cũng là tác giả của quyển sách “Hành trình Dân tộc trong Thời đại Toàn Cầu Hóa”, nhận định:

“Nhận xét đầu tiên của tôi là, đây là một bản tuyên bố chung rất là đầy đủ, nó chứng tỏ quan hệ Việt-Mỹ đã vào một giai đoạn mới, giai đoạn mà quan hệ này là toàn diện. Tôi chưa thấy có tính cách chiến lược, nhưng mà tôi thấy có tính toàn diện, đầy đủ từ quân sự, kinh tế thương mại cho đến chính trị, cho tới nhân quyền, tất cả những vấn đề đều được đề cập tới, và tôi hy vọng rằng đây sẽ là một giờ phúc lịch sử để nó đưa quan hệ Việt-Mỹ sang một giai đoạn mới. Giai đoạn mới này, tôi nghĩ có lẽ chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy để nó trở thành một giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam dân chủ tự do, như tất cả chúng ta đều mong muốn.”

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân là Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm Trợ Cao trào Nhân bản, ông là bào huynh của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước, được thế giới biết tiếng:

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: “Mới đọc thì tôi thấy bản tuyên bố chung, cũng như những lời tuyên bố về hai phía, thí dụ như là muốn kết thúc tiến trình cho Việt Nam gia nhậâp TPP (hiệp định đối tác Xuyên Thái bình dương, thì ta thấy rất là tốt đẹp, và chuyến đi của ông Trương Tấn Sang có đạt được kết quả tốt, thế nhưng mà cô cũng biết cái đó không tùy thuộc vào ông Tổng Thống Obama mà tùy thuộc ở quốc hội. Tổng Trưởng đặc trách về Á Châu-Thái bình dương Kurt Campbell cũng đã nhắn nhủ nhà cầm quyền Hà nội nhiều lần rằng không có con đường nào khác cả, phải cải thiện nhân quyền thì mới có thể trở thành thành viên của TPP được. Nếu mà không tôn trọng nhân quyền thì cái đó không thể nào thông qua được, vì cái quyền đó không tùy thuộc vào ông Obama, mà tùy thuộc vào quốc hội. Mà quốc hội thì cô thấy rõ là các vị dân biểu, các vị Thượng nghị sĩ kỳ này đã nhiệt liệt phản ứng.”
Đó là ý kiến bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

Bác sĩ dược khoa Võ Tấn Huân, một thành viên của Đảng Dân Chủ Việt Nam, phản ứng như sau trước diễn tiến có tính dấu mốc này:

“Mối quan hệ Việt Mỹ nâng lên tầm chiến lược là một chuyện đáng mừng của hai nước, tuy nhiên theo thông cáo chung của Nhà Trắng, giữa Chủ tịch Sang và Tổng Thống Obama thì có nhắc đến việc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng như tôn trọng quyền con người, thì Huân cho rằng để 2 nước tiến gần nhau hơn nữa thì không những chỉ tôn trọng, mà còn phải thực thi tất cả những cái quyền, những điều lệ nêu ra trong bản tuyên bố, tức là tôn trọng quyền con người, tôn trọng tự do. Hiện tại bây giờ thì thực tế Việt Nam thì ai cũng đã rõ rồi, không những Việt Nam cần phải tôn trọng mà Việt Nam còn cần phải thực thi nữa. Bởi vì Việt Nam đã thông qua điều lệ này rồi, thì giờ phải thực thi để đưa hai nước tiến tới một giai đoạn mới, gần nhau hơn, không những giúp cho quan hệ tốt đẹp hơn mà còn giúp cho người Việt Nam có cơ hội để mở ra sâu rộng với thế giới sau này.”

Nói chung, nhiều người cho rằng việc Hà nội và Washington xích lại gần nhau là một dấu hiệu tốt đẹp, nhưng mọi sự còn tùy thuộc vào liệu hành động có đi đôi với lời nói – ở cả hai bên - hay không. Trong khi chờ đợi, quan hệ giữa hai nước hãy còn phức tạp, khác biệt quan điểm hãy còn sâu rộng, và chỉ có thời gian mới trả lời được liệu những gì đã được hai nhà lãnh đạo cam kết với nhau trong cuộc gặp lịch sử, vốn đã làm lóe lên một tia sáng hy vọng, có dẫn tới biến chuyển nào có ý nghĩa hay không.
http://www.voatiengviet.com/content/mot-giai-doan-moi-cho-quan-he-viet-my/1710720.html

 

21. Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang

Cập nhật: 14:19 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ
Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên hợp tác toàn diện
Tôi rất mừng là thấy hai bên rõ ràng có những bước tiến mạnh mẽ về sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như cam kết về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thực sự là kết quả này tốt đẹp hơn sự mong đợi của tôi.
Bởi vì trước đó tôi cũng có một đôi chút lo lắng là có thể có những điều chưa thực thống nhất giữa hai bên, hoặc có thể tạm gọi là bất đồng, vì có thể nó làm ảnh hưởng tới kết quả của chuyến đi.
Nhưng rút cuộc với tuyên bố chung đó, cũng như với những lời lẽ mà các vị lãnh đạo đã phát biểu ra trước công chúng thì phải nói là đấy là những điều thực sự rất tốt.
… Tôi nghĩ thỏa thuận hợp tác toàn diện cũng đã là một thỏa thuận rất tốt rồi. Và tùy theo cách gọi thôi, gọi là chiến lược hay gọi là hợp tác toàn diện, hay dùng những từ ngữ đi chăng nữa thì cái cốt lõi là nội dung, nội hàm của những hợp tác sẽ là mở rộng ra như thế nào. Thì lần này hợp tác toàn diện đã nói rõ là mở rộng ra hợp tác trên nhiều mặt khác nhau.
… Lâu nay sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có lẽ được nhấn mạnh rất nhiều về góc độ thương mại, kinh tế, một phần nào đó về văn hóa, giáo dục, nhưng về các lĩnh vực khác chưa được nhấn mạnh nhiều.

… Tôi quan tâm hơn tới việc thực tâm tiến hành với nhau, những công việc cụ thể để thực hiện sự hợp tác đó, hơn là những ngôn ngữ có thể là đẹp, có thể là cao siêu, nhưng mà trên thực tế không mang lại hành động đáng kể.
Ví dụ như ở Việt Nam, người Việt Nam thường hay nhạy cảm và không hài lòng với những cách như là đưa ra những phương châm bốn tốt, hoặc là 16 chữ chẳng hạn, đối với ông láng giềng lớn.
Trong khi trên thực tế thì không thực hiện bao nhiêu những cái gì là tốt hoặc những cam kết về hợp tác mà là chỉ thấy gây khó từ phía ông láng giềng lớn cho Việt Nam nhiều thôi.
Nhân quyền
"Tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam"
Bà Phạm Chi Lan
… Về phía Mỹ tôi nghĩ là đã hiểu hơn về tình hình của Việt Nam, cho nên cách đặt vấn đề của phía Mỹ cũng không quá căng thẳng đối với câu chuyện về nhân quyền ở Việt Nam. Thế còn phía Việt Nam, tôi mong là thông qua tất cả những gì đã trao đổi ở bên Mỹ thì các vị lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu được là khi bên phía Mỹ không làm quá căng về chuyện nhân quyền, thì không có nghĩa là Việt Nam không cần cải thiện.
Và qua thái độ đó cũng chứng tỏ phía Mỹ có niềm tin nhất định, đồng thời có mong muốn là Việt Nam sẽ cải thiện được tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam có một số vấn đề mà ngay cả những người sống ở Việt Nam, những công dân Việt Nam, như cá nhân tôi chẳng hạn cũng không đồng tình đối với việc bắt bớ một số những người trẻ như là trường hợp của cô Phương Uyên, chẳng hạn, hay là đối với một số blogger.
Nhưng mà những cái đó, tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tôi mong là qua đây, Việt Nam cũng có nỗ lực của mình để cải thiện về phía nhà nước Việt Nam, thế và các nước cũng góp thêm phần vào thúc đẩy quá trình đó.
Bấm Trả lời phỏng vấn BBC, ngày 26/7/2013
Đối với Việt Nam, cán cân mậu dịch có chênh lệch nhưng so với Trung Quốc thì không có là bao nhiêu hết. Hoa Kỳ đồng ý nâng cấp “chiến lược toàn phương diện” với Việt Nam cho thấy vai trò quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á để cân bằng thế lực của Trung Quốc. Sự cân bằng thế lực của Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với cán cân mậu dịch vài trăm triệu USD một năm. Hoa Kỳ chẳng có thua thiệt gì về vấn đề này cả vì Hoa Kỳ dùng sự cân bằng này để đạt nhiều lợi nhuận ở những nơi khác.

Thời đại này là thời đại của sự liên đới nương tựa lẫn nhau nên “interdependence” quan trọng hơn “independence” rất nhiều. Trung Quốc là đối thủ của Hoa Kỳ trên nhiều phương diện, nhưng chính Trung Quốc lại là “sự nương tựa lẫn nhau” (interdependence) cho sự phát triển của Hoa Kỳ, và ngược lại, Hoa Kỳ chính là chất xúc tác cho phát triển của Trung Quốc.
Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều đó đúng một phần. Phần khác có lẽ cũng quan trọng không thua kém gì khác lại quan trọng hơn đó là Hoa Kỳ dùng Việt Nam như đầu cầu để khai thác tài nguyên và đầu tư của Khối Asean.
VÁN CỜ, QUÂN CỜ

"Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng"
Ông Hoàng Duy Hùng
Cục diện của Việt Nam không thể nào chỉ được đánh giá dễ dàng hay không dễ dàng dựa trên tiểu chuẩn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà phải nói dựa trên tiêu chuẩn “con cờ Việt Nam” như thế nào trong ván cờ quốc tế.
Trong ván cờ quốc tế hiện nay, Việt Nam đang từ từ trỗi dậy ở phía nam, là đầu tàu quan trọng của Asean nên Hoa Kỳ đối xử rất “rộng tay” với Việt Nam cho dầu còn có nhiều vấn đề lấn cấn như vấn đề đàn áp nhân quyền hay không có đối lập ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Tổng Thống Barack Obama đã tiếp đón rất long trọng với Chủ Tịch Trương Tấn Sang và đã rộng tay trong vấn đề mậu dịch với Việt Nam dẫu rằng rất nhiều người Việt biểu tình ở ngoài Tòa Bạch Ốc cũng như nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama làm áp lực với Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhiều hơn nữa trong vấn đề nhân quyền.

... Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng. Vấn đề tham nhũng là một vấn nạn nhưng cũng còn có thể giải quyết bằng luật pháp. Hệ thống luật pháp không có vững và ngành tư pháp không độc lập thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là một cấp bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng và ngành tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.
Nghị viên thành phố Houston, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, Bấm trả lời phỏng vấn BBC ngày 27/7/2013
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_us_viet_visit_reviews.shtml

22. Mỹ thiệt trước lợi sau khi chơi với VN?

Cập nhật: 10:08 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Ông Trương Tấn Sang gặp ông Obama
Hoa Kỳ và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên 'đối tác toàn diện'

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang vừa có chuyến thăm thính thức Hoa Kỳ ba ngày theo lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong chuyến thăm này, hai bên đã ra tuyên bố chung nâng cấp quan hệ song phương lên "đối tác toàn diện", cam kết hợp tác và tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Nhân dịp này, BBC Tiếng Việt có cuộc trao đổi qua email với luật sư Hoàng Duy Hùng, nghị viên thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
Ông cho biết quan điểm về khả năng dễ dàng hay không trong việc thực hiện các cam kết trao đổi thương mại việc giữa các lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như liệu Hoa Kỳ có đang ‘thua thiệt' khi có vẻ nhập nhiều song lại bán hàng sang Việt Nam ít hơn.
"Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều đó đúng một phần"
Luật sư Hoàng Duy Hùng
Ông Hoàng Duy Hùng: Lịch sử của thế giới cho thấy thời gian đầu giao dịch thương mại Hoa Kỳ thường bị “thua thiệt” như trường hợp Hoa Kỳ liên tục bị “thua thiệt” với Trung Quốc trong nhiều thập niên, xuất cảng thì ít mà nhập hàng từ Trung Quốc thì nhiều. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một anh tư bản có nhiều vốn và họ tính toán trường kỳ hơn ngắn hạn. Ngắn hạn thì họ thua thiệt đó, nhưng lâu dài thì chưa chắc. Hoa Kỳ đã dùng sự trỗi dậy của Trung Quốc để đánh đổ cả triều đại Cộng Sản do Nga Sô lãnh đạo để rồi sau đó Hoa Kỳ hưởng không biết bao nhiêu là quyền lợi từ vụ sụp đổ của Liên Xô. Đánh đổ xong Đế Quốc Cộng Sản, bây giờ Trung Quốc trở thành đối tác và đối thủ nặng ký thì Hoa Kỳ xoay sở sang tìm một thế lực khác để cân bằng Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, cán cân mậu dịch có chênh lệch nhưng so với Trung Quốc thì không có là bao nhiêu hết. Hoa Kỳ đồng ý nâng cấp “chiến lược toàn phương diện” với Việt Nam cho thấy vai trò quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á để cân bằng thế lực của Trung Quốc. Sự cân bằng thế lực của Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với cán cân mậu dịch vài trăm triệu USD một năm. Hoa Kỳ chẳng có thua thiệt gì về vấn đề này cả vì Hoa Kỳ dùng sự cân bằng này để đạt nhiều lợi nhuận ở những nơi khác.
Thời đại này là thời đại của sự liên đới nương tựa lẫn nhau nên “interdependence” quan trọng hơn “independence” rất nhiều. Trung Quốc là đối thủ của Hoa Kỳ trên nhiều phương diện, nhưng chính Trung Quốc lại là “sự nương tựa lẫn nhau” (interdependence) cho sự phát triển của Hoa Kỳ, và ngược lại, Hoa Kỳ chính là chất xúc tác cho phát triển của Trung Quốc.

Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều đó đúng một phần. Phần khác có lẽ cũng quan trọng không thua kém gì khác lại quan trọng hơn đó là Hoa Kỳ dùng Việt Nam như đầu cầu để khai thác tài nguyên và đầu tư của Khối Asean.

Cục diện của Việt Nam không thể nào chỉ được đánh giá dễ dàng hay không dễ dàng dựa trên tiểu chuẩn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà phải nói dựa trên tiêu chuẩn “con cờ Việt Nam” như thế nào trong ván cờ quốc tế.

Nghị viên Hoàng Duy Hùng
Ông Hoàng Duy Hùng thăm cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ở Bình Dương


Trong ván cờ quốc tế hiện nay, Việt Nam đang từ từ trỗi dậy ở phía nam, là đầu tàu quan trọng của Asean nên Hoa Kỳ đối xử rất “rộng tay” với Việt Nam cho dầu còn có nhiều vấn đề lấn cấn như vấn đề đàn áp nhân quyền hay không có đối lập ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Tổng Thống Barack Obama đã tiếp đón rất long trọng với Chủ Tịch Trương Tấn Sang và đã rộng tay trong vấn đề mậu dịch với Việt Nam dẫu rằng rất nhiều người Việt biểu tình ở ngoài Tòa Bạch Ốc cũng như nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama làm áp lực với Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhiều hơn nữa trong vấn đề nhân quyền.

Quá trình của Hoa Kỳ đối xử với Trung Quốc như thế nào trong những thập niên trước cũng sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Như thế, trong khoảng 2 thập niên tới, chúng ta sẽ thấy Hoa Kỳ rất “rộng rãi” với Việt Nam giúp cho Việt Nam trở thành một Trung Quyền Lực (Middle Power) để thăng bằng cán cân trong vùng. Trong những thập niên trước, Hoa Kỳ cũng đã từng lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc thì Hoa Kỳ cũng sẽ liên tục lên tiếng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong những thập niên tới, nhưng đó cũng chỉ là chiêu thức võ miệng chứ trong thực tế không có tác dụng mạnh mẽ.

Vì chính sách thực tiễn của Hoa Kỳ nên Hoa Kỳ dùng những cuộc biểu tình hay những thỉnh nguyện thư của người Việt như một lá bài để trả giá với Việt Nam. Thời điểm này Việt Nam cũng đã khá thành thạo chính sách đó của Hoa Kỳ nên khi cần thì họ tương nhượng và khi thấy quyền lực của Đảng Cộng Sản bị gậm nhấm thì họ nhất quyết không thỏa hiệp. Đó là nguyên do chúng ta thấy trong chuyến công du của Chủ Tịch Trương Tấn Sang vừa qua đã không có những sự trả tự do cho các bloggers trước khi ông đến Washington D.C và dự trù cũng sẽ không thả một ai sau chuyến công du.

'Nói gà, nói vịt'

BBC: Kinh nghiệm của ông từ TP Houston cho thấy khi thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ sang Việt Nam, doanh nhân Mỹ e ngại điều gì? Tham nhũng? Luật lệ bất nhất?
"Tổng Thống Obama hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác và Chủ Tịch Trương Tấn Sang hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác. Tôi cho rằng trong cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Việt vừa qua, ở phạm trù nhân quyền, ông đã nói gà và bà đã nói vịt"
Nghị viên Hoàng Phi Hùng
Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng. Vấn đề tham nhũng là một vấn nạn nhưng cũng còn có thể giải quyết bằng luật pháp. Hệ thống luật pháp không có vững và ngành tư pháp không độc lập thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là một cấp bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng và ngành tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.
BBC: Là một luật sư, ông nghĩ sao về tuyên bố chung Mỹ – Việt nói về nhân quyền? Quan hệ giữa nhân quyền và nhà nước pháp quyền trong bối cảnh VN hiện nay ra sao?

Nhân quyền là một vấn đề khá trừu tượng vì mỗi người hiểu nhân quyền theo quan niệm của họ. Tôi được biết rất nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama nói về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam với Chủ Tịch Trương Tấn Sang. Tổng Thống Obama hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác và Chủ Tịch Trương Tấn Sang hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác. Tôi cho rằng trong cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Việt vừa qua, ở phạm trù nhân quyền, ông đã nói gà và bà đã nói vịt. Rốt cuộc, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không xoáy sâu vào vấn đề nhân quyền mà là quyền lợi kinh tế cũng như ảnh hưởng chính trị của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam hiện nay các cán bộ Cộng sản cũng tự hào họ có dân chủ nhưng phải hiểu “Dân Chủ” ở đây là “Dân Chủ Tập Trung của Đảng Cộng Sản” nên khi bàn đến nhiều khi không đạt được kết quả chỉ vì hai quan niệm khác nhau. Các bloggers bị bắt bỏ tù nhiều năm tháng cũng chỉ vì quan niệm “Dân Chủ” thì phải có “đa đảng” khác với quan niệm “độc đảng” của Đảng Cộng Sản. Một nhà nước nhân quyền như Hoa Kỳ khi làm việc với một nhà nước độc đảng như Việt Nam thì buộc lòng họ phải nhân nhượng một số nguyên tắc để cả hai cùng có lợi. Chính vì “quyền lợi” là nền tảng cho sự quan hệ nên chúng ta thấy đề tài nhân quyền có được nêu lên đi nữa thì chỉ là món đồ trang sức chớ không đi vào thực dụng và có đủ “răng” để “cắn” cho Việt Nam phải chấp thuận đa đảng.
Học bài học đầy thực tiễn này, các nhà đấu tranh dân chủ cần phải uyển chuyển sách lược để mang lại kết quả hơn là cứ nêu cao sĩ khí ngất trời rồi tốn hao chủ lực. Nhưng khổ bản chất của sĩ phu lại đặt nặng ý tưởng “thà chết vinh hơn sống nhục” nên âu đó cũng là vận nước vậy.

23.Thỏa thuận Mỹ-Việt mới 'hơn cả mong đợi'

Cập nhật: 13:29 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng thỏa thuận cấp cao Việt - Mỹ vừa đạt được trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, là động lực mới giúp củng cố vị thế của Việt Nam trong khu vực.
Trong lúc vẫn đang có các đánh giá khác nhau về quan hệ 'đối tác toàn diện' Mỹ - Việt, bà Phạm Chi Lan, Cựu thành viên Ban cố vấn Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, coi đây "là bước tiến bộ đáng mừng trong quan hệ song phương".


Cựu Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tin rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những hiểu biết tốt hơn về nhau qua cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia.
Bà Chi Lan cho rằng Hoa Kỳ, thông qua việc ủng hộ các hoạt động của các công ty của mình với phía Việt Nam tại Biển Đông, đã cho thấy sự cam kết của cường quốc này đối với hợp tác, phát triển trong khu vực.
Bà cũng cho rằng dù Hoa Kỳ chưa có quyết định cuối cùng trong việc bán hoặc xuất khẩu trực tiếp vũ khí, khí tài quân sự cho Việt Nam trong hiện tại, nhưng nếu trong tương lai quyết định này được thông qua, đây là một hoạt động thương mại và hợp tác giúp cho Việt Nam đáp ứng nhu cầu chính đáng về củng cố quốc phòng.

Điều này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chủ quyền được cho là quá khích như "đường biên giới lưỡi bò trên biển", theo bà Chi Lan cho BBC Tiếng Việt biết qua điện thoại hôm 26/7/2013.

Bà Chi Lan tin rằng trong trường hợp việc mua bán, xuất nhập khẩu vũ khí này diễn ra, Trung Quốc, hoặc bất cứ một cường quốc, quốc gia nào khác, không có quyền can thiệp.
Về vấn đề nhân quyền, cựu quan chức VCCI tin rằng Hoa Kỳ đã có sự hiểu biết tốt hơn về tình hình nội bộ của Việt Nam, qua đó có cách đặt vấn đề phù hợp hơn về nhân quyền, trong cân nhắc các quan hệ song phương khác.
Tuy nhiên, bà cho rằng không phải vì việc Hoa Kỳ có tiếp cận mềm dẻo, mà chính quyền Việt Nam được quên việc cải thiện tình hình nhân quyền của mình.
Điều này diễn ra sau khi có nhiều quan ngại của quốc tế lẫn dư luận trong nước thể hiện gần đây sau nhiều vụ bắt giữ trong giới hoạt động vì tự do, dân chủ ôn hòa cũng như giới blogger.
Bà Phạm Chi Lan tin rằng các phát biểu và thỏa thuận mà Chủ tịch Sang đưa ra trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ có tính chất đại diện và phản ánh được quan điểm, đường lối đối ngoại của giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, không chỉ trong quan hệ song phương Mỹ - Việt.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/07/130726_phamchilan_vn_us_statement.shtml

24. Lãnh đạo Việt Nam cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du Trung Quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ niệm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, trước khi khai mạc thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ niệm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, trước khi khai mạc thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011.
REUTERS/Larry Downing

RFI
Vì sao Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, ngay sau chuyến công du Trung Quốc hồi trung tuần tháng Sáu, đã vội vã lên lịch đi thăm Hoa Kỳ, với một cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama dự trù ngày 25/07/2013 ? Giải thích về tính chất gấp rút đó, có nhà phân tích cho rằng chính mối đe dọa đến từ Trung Quốc – ghi nhận nhân chuyến công du Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang - đã thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam cấp tốc cử ông qua Mỹ.

Đây là giả thuyết được ký giả Mỹ David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao phục vụ tại Việt Nam, nêu lên trong bài viết Vietnam Between Rock and A Hard Place (tạm dịch : Việt Nam trên đe dưới búa) đăng ngày 18/07/2013 trên trang web YaleGlobal của Đại học Yale nổi tiếng tại Hoa Kỳ.
Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền, Bắc Kinh muốn Hà Nội từ bỏ chủ quyền trên Biển Đông
Bối cảnh quan hệ tay ba Việt Nam Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được YaleGlobal nêu bật trong phần dẫn nhập :
« Việt Nam – với mục tiêu hiện đại hóa cho 92 triệu người dân của mình – đang dao động giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong quan hệ kinh tế và quân sự. Cả hai đại cường đều chờ đợi đất nước Cộng sản nhỏ này chấp thuận một số yêu cầu cụ thể : Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền và tự do dân chủ, trong khi Trung Quốc lại muốn Việt Nam từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình tại Biển Đông. Yêu cầu nào cũng gây nên một sự phản đối bên trong Việt Nam khiến cho một hành động cân bằng giữa hai bên không dễ dàng.

Mỹ cố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng sự dè dặt của Mỹ trong việc phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không giúp giảm bớt tranh cãi giữa các nước trong khu vực về chủ quyền biển đảo. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đi thăm Trung Quốc vào giữa tháng Sáu và sau đó, đã dự kiến một chuyến đi Hoa Kỳ - vốn chỉ được loan báo trước một thời gian ngắn - nơi mà các cựu chiến binh thời chiến tranh Việt Nam đang phụ trách ngành ngoại giao và quốc phòng.
Ông David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao Mỹ, tự hỏi rằng phải chăng chuyến đi thăm đột ngột này cho thấy là các lãnh đạo Việt Nam đang lo lắng về người láng giềng khổng lồ của họ và đã sẵn sàng thắt chặt thêm quan hệ với Hoa Kỳ ? »
Sau đây là toàn văn bài phân tích của nhà báo David Brown :
« Các chuyến thăm cấp nguyên thủ quốc gia thường phải mất vài tháng để tổ chức, nhưng Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sắp đến Washington trong một thời gian rất ngắn sau ngày chuyến công du được thông báo, và ngay sau một cuộc gặp gỡ rõ ràng là sóng gió với các lãnh đạo Trung Quốc. Phải chăng là ông Sang và đồng nghiệp của ông đã quyết định trả cái giá mà Mỹ đã đặt ra cho việc thiết lập một quan hệ "đối tác chiến lược" ?
Vào đầu tháng Sáu, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác định với một tiểu ban Quốc hội rằng quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, đặc biệt là vấn đề bán vũ khí, vẫn chưa thể xúc tiến cho đến khi có được sự « cải thiện liên tục, bền vững và kiểm chứng được về tình hình nhân quyền. »
Các quan chức này đã công khai hóa một thông điệp từng được họ kín đáo nêu lên (với phía Việt Nam) từ một vài năm nay. Cuộc điều trần của quan chức ngoại giao Mỹ trên đây hầu như không được ai chú ý, ngoại trừ các phương tiện truyền thông trực tuyến vốn thêm củi lửa cho phong trào ly khai tại Việt Nam.
Đàn áp giới chống Trung Quốc vì ngả theo Bắc Kinh ?
Một cách trùng hợp, công an Việt Nam đã bắt giữ thêm ông Phạm Viết Đào, một blogger, vào ngày 13/06, và cáo buộc ông « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước ». Theo hãng tin AP, 43 nhà bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù trong năm nay, gấp đôi so với tốc độ của năm 2012.
Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy bộ phận an ninh mạng của công an Việt Nam đã triển khai công nghệ giám sát FinFisher - do hãng Gamma International, trụ sở tại Anh, làm ra – để cài phần mềm gián điệp vào trong máy tính và điện thoại thông minh của những người truy cập vào các trang blog bất đồng chính kiến.

Hà Nội không hoan nghênh đề xuất của Mỹ về vấn đề nhân quyền. Giới bảo thủ trong đảng cộng sản bác bỏ những yêu cầu muốn Việt Nam cho phép tự do dân chủ nhiều hơn, sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là lật đổ chế độ.
Chiến dịch đàn áp blogger dường như đã phản ánh việc chế độ đang nghiêng về phía Trung Quốc, đối tượng căm ghét của giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, các blogger bất đồng chính kiến đã đả kích chế độ mà họ cho là đã thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi của Việt Nam chống lại láng giềng khổng lồ của minh. Bằng chứng cụ thể : Trung Quốc từng bước củng cố tuyên bố « chủ quyền không thể tranh cãi » của họ trên hầu hết Biển Đông, bao gồm cả vùng biển ngoài khơi bờ biển của Việt Nam.
Lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam, dù không phải là không đáng kể, những hoàn toàn không bì kịp Trung Quốc. Thay vì chấp nhận rủi ro xung đột bắt nguồn từ các tranh chấp bãi đá và rạn san hô - và có thể là dầu khí – giới lãnh đạo Việt Nam đã tìm cách kềm hãm đà xâm lược của Trung Quốc bằng cách đoàn kết các đối tác ASEAN hậu thuẫn cho mình và bằng cách thiết lập các mối « quan hệ chiến lược » với Hoa Kỳ và các cường quốc ngoài khu vực. Kết quả của những nỗ lực ngoại giao rất khiêm tốn.
10 thành viên ASEAN luôn luôn nói đến tính chất « trung tâm » của khối trong các vấn đề khu vực, nhưng lại thất bại trong việc thành lập một mặt trận chung chống lại yêu sách lãnh thổ rộng khắp của Trung Quốc. Trong khi đó, do thận trọng để khỏi bị lôi kéo vào việc bảo vệ các hòn đảo nhỏ của Việt Nam hoặc Philippines, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng họ « không đứng về phía nào » trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Cũng vì lo ngại trước khả năng bị một siêu cường đang lên trả đũa trong các lãnh vực khác, Washington và hầu hết các thủ đô ASEAN đã tránh thách thức trực tiếp việc Bắc Kinh đòi quyền bá chủ trên vùng biển nằm giữa Hồng Kông và Singapore.
Yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên các ghi nhận về các chuyến thăm của ngư dân Trung Quốc hàng thế kỷ trước đây. Ngược lại, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật lệ quốc tế khác. Giới làm chính sách ở Washington đồng ý rằng các tuyên bố chủ quyền dày đặc liên quan đến Biển Đông cần phải được tháo gỡ bằng cách tham khảo các luật lệ đó. Nhưng lập trường này lại bị suy yếu do việc Mỹ đã nhiều lần thất bại trong việc phê chuẩn UNCLOS, và thất bại của 4 nước ASEAN ở tuyến đầu, không dàn xếp được các mâu thuẫn giữa họ với nhau. Tình trạng này không thể khiến Washington tích cực nếu Bắc Kinh tiếp tục chính sách áp đặt sự đã rồi (tại Biển Đông).
Khi quan hệ Việt Trung căng thẳng vì Biển Đông, người Việt Nam nghĩ ngay đến Mỹ
Khi căng thẳng gia tăng, những người Việt Nam không phải là đảng viên và một nhóm quan trọng trong Đảng Cộng sản đã kêu gọi một liên minh kinh tế và quân sự mặc nhiên với Mỹ. Cũng đã có những tiến bộ về khả năng Việt Nam gia nhập khối Quan hệ Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương đang hình thành do Mỹ dẫn đầu. Mặc dù nhiều lãnh đạo đảng vẫn còn hoài nghi về ý định của Mỹ, trong bốn năm gần đây, các cuộc tham vấn với lực lượng vũ trang Mỹ đã được mở rộng đáng kể. Trong tháng Sáu chẳng hạn, các sĩ quan cao cấp thuộc bộ Tổng tham mưu Việt Nam đã đi một vòng các căn cứ Mỹ.

Cho đến tuần trước, kiểu quan hệ giữa hai quân đội như kể trên – vốn có mục tiêu nhắn nhủ Trung Quốc là Việt Nam cũng có chọn lựa khác - dường như đã đạt đến giới hạn tự nhiên của nó – các chuyến thăm hữu nghị và một chút hợp tác đào tạo trong các hoạt động phi tác chiến như tìm kiếm và cứu hộ. Một năm trước đây, Việt Nam đã từ chối đề nghị của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta muốn Việt Nam tiếp nhận lình và tàu chiến Mỹ luân phiên ghé Việt Nam.

Thế rồi một lần nữa, vào mùa xuân này, Bắc Kinh đã phô trương cơ bắp của họ trên biển. Trái với thông lệ, Hà Nội hầu như không phản ứng. Vào tháng Năm, họ đã than phiền chiếu lệ về cách xử lý thô bạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, và cải chính một thông tin của tập đoàn Petro Vietnam về vụ tàu Trung Quốc sách nhiễu một tàu khảo sát của Việt Nam. Lý do tại sao đã trở nên rõ ràng vào ngày 14 tháng Sáu, khi Hà Nội loan báo là Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thực hiện một chuyến thăm cấp Nhà nước qua Trung Quốc.

Chuyến đi hồi giữa tháng Sáu của ông Sang, chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của một nhà lãnh đạo hàng đầu tại Việt Nam kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức chủ tịch Trung Quốc vào tháng Ba, đã mang đậm nghi thức và ý nghĩa của một hoạt động loại này, được tích lũy từ hơn một thiên niên kỷ nay.
Người Việt Nam rất có lý khi tự hào về truyền thống kháng chiến thành công chống Trung Quốc xâm lược. Ngoài ra trong suốt lịch sử của mình, họ đã thường xuyên buộc được Trung Quốc tôn trọng quyền tự chủ của Việt Nam bằng cách bày tỏ sự tôn trọng. (Thế nhưng) vào tháng trước, Hà Nội đã khấu đầu mạnh mẽ.
Việc dàn xếp chuyến thăm của ông Sang cho thấy là dù có những xích mích, nhưng giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục hy vọng rằng ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ không phản bội lại một đảng cầm quyền giống như đảng của họ. Đã có những lời lẽ nhấn mạnh đến mối « quan hệ chiến lược toàn diện » giữa hai nước. Nhiều chữ ký đã được gắn vào một loạt những thỏa thuận thông lệ.

Trung Quốc đối với Việt Nam : Hứa suông về kinh tế, lấn lướt về Biển Đông
(Tuy nhiên) ngoài việc nhận được khá nhiều lời nhắc nhở, ông Sang dường như không thu hoạch được gì nhiều Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình đã hứa rằng Trung Quốc sẽ « tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu và quyết liệt » để giảm bớt khoản thâm hụt 16 tỷ đô la trong trao đổi thương mại song phương. Những lời hứa như vậy đã từng được đưa ra trước đây nhưng không mang lại nhiều kết quả. Về hồ sơ Biển Đông, ông Sang không giành được gì ngoài việc đạt được thỏa thuận thiết lập một đường dây nóng để thảo luận về những sự cố liên quan đến ngư dân.

(Hơn nữa), khi bác bỏ việc nêu lên bản Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà cả hai nước đều đã ký, cũng như những quy định khác của luật pháp quốc tế, để làm cơ sở giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Bắc Kinh đã rút bỏ lời hứa với Việt Nam cách nay 20 tháng khi Hà Nội đồng ý tiến hành đối thoại song phương về những tranh chấp liên quan quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ tay miền Nam Việt Nam năm 1974. Các cuộc thương lượng về hồ sơ này không thấy có tiến triển. Khi thừa nhận như vậy, hai ông Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang đồng ý là cần phải gia tăng các cuộc thương thảo.

Quyết định của Bộ Chính trị cử ông Sang tới Washington cho thấy là các lãnh đạo Việt Nam đã bị chấn động bởi những gì mà ông Tập Cập Bình và các cộng sự viên đã nói với ông Sang khi gặp riêng, và Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về một quan hệ quốc phòng gần gũi hơn.
Ngay trước chuyến công du của ông Sang, đã có thông báo về việc đem ra xét xử một nhà ly khai hàng đầu. Thế nhưng, vụ xử đã được hoãn lại vô thời hạn. Các lãnh đạo Việt Nam hy vọng là Tổng thống Barack Obama sẽ hài lòng với những cử chỉ bề ngoài này. Nếu vậy, thì họ đã lầm.

Như chính quyền Mỹ đã thừa nhận trước Quốc hội vào tháng trước, « nhân dân Mỹ sẽ không ủng hộ việc cải thiện đáng kể quan hệ song phương nếu không có những tiến bộ rõ ràng về nhân quyền ». Trong thực tế, Hoa Kỳ không cần tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam để bảo vệ các lợi ích của mình tại Biển Đông. Washington có khả năng chấp nhận tầm nhìn về lâu về dài và có thể làm cho những kẻ hoài nghi bất ngờ, khi tỏ lập trường kiên quyết về nhân quyền. Giờ đây, với các cựu chiến binh Việt Nam như John Kerry và Chuck Hagel phụ trách chính sách đối ngoại và quốc phòng, thì Hoa Kỳ sẽ biết chính xác là họ sẽ phải làm gì.

Lời bình của Giáo sư Carl Thayer, trên mạng YaleGlobal ngày 19/07/2013
Tôi đồng ý với David Brown là chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã
được tổ chức một cách vội vã. Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng từ gần một năm nay, Việt Nam luôn hối thúc Hoa Kỳ để có được chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch nước. Chính điều này đã làm tôi có một phân tích hơi khác so với phân tích của David Brown.
Theo nội dung một số bức điện của Hoa Kỳ được WikiLeaks tiết lộ, trong nội bộ, chính quyền Việt Nam muốn tìm kiếm sự cân bằng thông qua các chuyến công du nước ngoài của các lãnh đạo cấp cao.
Tôi không nhấn mạnh như ông David Brown rằng chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Sang không tốt đẹp, và đã thúc đẩy Bộ Chính trị (đảng Cộng sản Việt Nam) bất ngờ quyết định cử ông Sang tới thăm Washington. Ngược lại, ý tôi muốn hỏi là tại sao chính quyền Obama lại bất ngờ chuyển hướng và chấp thuận chuyến viếng thăm của ông Sang ?

Câu trả lời nằm trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về Hội nhập Quốc tế được thông qua ngày 13/04 và đã được công bố. Nghị quyết này nói rằng hội nhập kinh tế phải được coi là trọng tâm trong các ưu tiên của Việt Nam, và tất cả các khía cạnh khác của hội nhập quốc tế đều phải phục vụ mục đích này. Chuyến đi của ông Sang chủ yếu nhằm vào hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và các quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ trong tương lai.
tags: Biển Đông - Chuyên mục trên mạng - Hoa Kỳ - Nhân quyền - Trung Quốc - Việt Nam
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130722-lanh-dao-viet-nam-cap-toc-sang-my-sau-that-bai-cua-chuyen-cong-du-trung-quoc
 
 

25. Chủ tịch nước Việt Nam sẽ nói gì với Hoa Kỳ?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-07-22
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Del6229692-305.jpg
Giáo dân cầu nguyện cho LS Lê Quốc Quân tại Hà Nội hôm 07/7/2013
AFP photo


Theo thông cáo báo chí mới đây của Tòa Bạch Ốc thì Chủ tịch Trương Tấn Sang của VN sẽ chính thức viếng thăm Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 7 này theo lời mời của Tổng thống Barack Obama, chuyến đi mà báo Tổ Quốc lưu ý rằng “Ít ai còn hy vọng gì ở ông Trương Tấn Sang sau những gì ông đã thay mặt lãnh đạo CSVN thỏa thuận với Trung Quốc trong chuyến đi Trung Quốc vừa rồi; câu hỏi đặt ra là ông, đúng ra là lãnh đạo Việt Nam, còn có gì để nói với Hoa Kỳ không ?”. Tờ báo phân tích:
Rất ít về mặt ngoại giao, vì Việt Nam không còn tiếng nói độc lập sau khi đã cam kết "điều phối" và "phối hợp" với Trung Quốc, nghĩa là nhận chỉ thị của Trung Quốc, trong quan hệ đối ngoại. Càng ít về hợp tác quân sự vì sau thỏa thuận gắn bó hai quân đội Trung Quốc và Việt Nam chuyển giao vũ khí và kỹ thuật cho Việt Nam tương đương với chuyển giao cho Trung Quốc, điều mà Hoa Kỳ và các nước dân chủ không thể chấp nhận. Họ đang nhìn Trung Quốc như một thách thức. 

Bản thông báo ngắn của tòa Nhà Trắng về chuyến viếng thăm này đã chỉ nói tổng thống Obama mong muốn thảo luận với ông Sang về các chủ đề nhân quyền, môi trường, khí hậu và hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà nhiều nước đang cố gắng để hoàn tất. Không thể đơn giản hơn. Thông cáo này cũng có nói tới hợp tác Mỹ - ASEAN nhưng Việt Nam không còn tư cách để nói chuyện về đề tài này bởi vì Việt Nam không còn là một thành viên bình thường của ASEAN nữa; dưới mắt đa số các thành viên ASEAN, Việt Nam đã trở thành tai mắt của Trung Quốc

Qua bản thông cáo “không thể đơn giản hơn” ấy của Toà Bạch Ốc, theo tác giả Tư Ngộ của bài “Ông Trương Tấn Sang đi Mỹ kiểu ‘đồng sàng dị mộng’ ”, Tổng thống Obama muốn hạn chế cuộc gặp mặt mà Hà Nội rất mong mỏi là “tìm cách củng cố đối tác về các vấn đề chiến lược khu vực và làm sâu sắc hơn sự hợp tác của Hoa Kỳ với ASEAN”, “muốn Mỹ bỏ cấm vận bán võ khí sát thương, muốn Mỹ đừng quá gắt về điều kiện đàm phán Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)…”.

Tác giả trích dẫn lời các chuyên gia đề cập tới việc lãnh đạo VN cần sang Mỹ để tìm kiếm “sự chống lưng” của Washington về nhiều phương diện, từ kinh tế đến quốc phòng, nhằm ra sức duy trì chế độ:
CSVN muốn có cái dù của Mỹ che chở mạnh hơn trong tranh chấp Biển Đông, muốn Mỹ hiện diện quân sự thường xuyên hơn ở khu vực để cản sự lộng hành của Bắc Kinh, muốn có những điều lợi hơn trong quan hệ mậu dịch thương mại và đầu tư, nhưng lại ngày càng tồi tệ hơn về nhân quyền.
Như vậy là một trở ngại để 2 nước cựu thù này trở thành đối tác chiến lược chính là thành tích nhân quyền ngày càng tồi tệ của VN, cũng như việc Hà Nội không tuân thủ các Công ước Quốc tế dù đã ký kết. Blogger Tư Ngộ nhân tiện lưu ý rằng giới chuyên gia không tin đề tài nhân quyền là cái mà Hà Nội muốn nghe tại phiên họp thượng đỉnh Việt-Mỹ sắp tới; và khi “bị nghe” về nhân quyền, thì hẳn ông Tư Sang đã thủ sẵn những lý lẽ chống chế như những lãnh đạo Hà Nội đã từng làm, bất chấp sự thật tại VN ra sao.

Vẫn theo tác giả Tư Ngộ thì nhu cầu và ưu tiên số một của Ba Đình là, bằng mọi giá, phải duy trì cái chế độ độc tài, tham nhũng để tiếp tục “đục khoét”, bòn rút túi ngày càng teo tóp của dân đen. “Khẩu hiệu của guồng máy công an ‘còn đảng còn mình’ diễn tả đầy đủ lý do tại sao chế độ Hà Nội bằng mọi giá giữ chặt lấy quyền lực chính trị. Bởi vậy, họ không ngần ngại bỏ tù những ai lên tiếng đả kích các sai trái của chế độ hay đòi đa nguyên đa đảng”.

Nhận xét về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội “không đặt một kỳ vọng nào lớn lắm về những chuyến viếng thăm như vậy”:
Đây là một quá trình dài chứ không phải là một cá nhân hay một nhân vật hay một chuyến đi thăm của một ông Chủ tịch nước, một ông Tổng bí thư hoặc ông nọ, ông kia mà nó có thể tạo ra một sự thay đổi để mà hy vọng. Chúng tôi không có hy vọng như vậy bởi vì đây là sản phẩm của một chế độ, một thể chế, một chính sách của một đảng lãnh đạo chứ không phải một cá nhân nào làm nên điều đó.
Lực bất tòng tâm? 

images-250.jpg
Hải quân Trung Quốc đang giám sát tàu cá Việt Nam. AFP photo

Nêu lên câu hỏi rằng “Trương Tấn Sang làm gì ở Mỹ?”, blogger Lê Diễn Đức lưu ý rằng ngoại trừ giai đoạn Lê Đức Anh nhờ “sau lưng” có hậu thuẫn của tình báo quân đội, Chủ tịch nước của CHXHCN Việt Nam thực chất chỉ là một chức vị “ít có thực quyền”, khiến vai trò của các chủ tịch tiền nhiệm Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết trong cán cân quyền lực mờ nhạt.

Bây giờ tới phiên chủ tịch Trương Tấn Sang, có muốn thay đổi nhưng “lực bất tòng tâm” như từng “thấy rõ” qua cuộc xung đột, tranh giành ảnh hưởng mới đây với ông Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị 6 và Hội nghị 7 Trung ương Đảng, khiến “Tư Sang chùng hẳn”. Do đó, theo blogger Lê Diễn Đức, thực ra, “Tư Sang không có quyền hạn nào trong chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại được chỉ đạo bởi Bộ Chính Trị, nơi mà Tư Sang không có đủ hậu thuẫn cần thiết. Tư Sang chỉ làm công việc giao liên. Cho nên Hoa Kỳ khó có thể hy vọng gì nhiều từ cá nhân Tư Sang”.  Nhà báo Lê Diễn Đức phân tích tiếp:

Việt Nam đang rất cần Hoa Kỳ, đó là điều không thể chối cãi. Trước hết, Hoa Kỳ là một thị trường rất lớn, chỉ kém chút ít so với Liên minh Âu châu và Trung Quốc… Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ…dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 12,5 tỉ USD trong năm 2013. Trong khi đó, Trung Quốc trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất, giai đoạn 2002 – 2010, nhập siêu Việt Nam từ Trung Quốc tăng khoảng tám lần và không có dấu hiện suy giảm, ở mức … 16,7 tỷ USD năm 2012. Đáng lo ngại là Uỷ ban châu Âu đã cảnh báo có tới 58% sản phẩm đồ chơi, hàng tiêu dùng, hàng dệt may Trung Quốc là hàng nhái và nguy hiểm đến sức khoẻ…

Ngoài  việc hợp tác với các nước trong khối Asean, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, sự hợp tác chặt chẽ với Hoa kỳ, một siêu cường về quân sự và kinh tế, mới có thể chống lại sự quyết đoán ngang ngược đang phát triển của Trung Quốc trong mộng bành trướng bá quyền trên Biển Đông. Chuyến đi của Tư Sang không thể nằm ngoài chủ đề quan trọng này. Nhưng đây là chủ đề khó khăn. Làm thế nào để hợp tác với Hoa Kỳ sâu rộng hơn mà không làm mất lòng Trung Quốc đã bị lệ thuộc?

Blogger Lê Diễn Đức không quên nhấn mạnh rằng “Quả đắng trong chuyến công du của Tư Sang là Tổng thống Obama ‘cũng mong muốn thảo luận về nhân quyền’ ” trong khi các nhà lập pháp Mỹ trong thời gian gần đây hầu như liên tục “nhắc nhở, đòi hỏi, buộc” tổng thống Obama không thể không đề cập nhân quyền với phía VN giữa lúc tình hình nhân quyền của VN hiện là một “thảm hoạ”. Tuy nhiên, theo nhà báo Lê Diễn Đức, không có hy vọng “Tư Sang nhượng bộ về nhân quyền”; mà nếu có chăng thì chỉ là những lời hứa suông hoặc chống chế rằng “VN không có tù chính trị”, chỉ có những thường phạm mà thôi, như tội “trốn thuế” của các blogger Điếu Cày, Lê Quốc Quân hay tội “2 bao cao su đã qua sử dụng” của TS Cù Huy Hà Vũ…

Qua bài “Nhân Quyền Với Tư Sang”, nhà báo Trần Khải nhận xét rằng “Các khái niệm nhân quyền là một ngôn ngữ lạ với Chủ Tịch Trương Tấn Sang – và thực tế cho thấy cũng là “tiếng nói lạ đối với toàn bộ Chính Trị Bộ” cho dù thế giới đã ghi rất cụ thể vào Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền LHQ”. Và “ngôn ngữ lạ” ấy cũng diễn ra với Bắc Kinh dù Hoa Lục ra sức “chơi nổi” bằng “Giải thưởng Nhân quyền Khổng Tử”!
VN, theo tác giả Trần Khải, chưa “chơi nổi” được như đàn anh TQ nên đành rán “đánh bóng tư tưởng Hồ Chí Minh” mà xem chừng như đang “lộ ra” chuyện muốn trao giải nhân quyền này trong khu vực !
Hà Nội không muốn hiểu?

000_Hkg8782027-250.jpg
Triển lãm bản đồ Việt Nam tại Bảo tàng Quân đội, Hà Nội hôm 10/7/2013. AFP photo
Có lẽ vì Hà Nội không hiểu – hay cố tình không muốn hiểu - nhân quyền theo ý nghĩa và giá trị phổ quát toàn cầu của nó vốn là tiêu chuẩn chung cho nhân loại, nên, nhà báo Trần Khải nhận thấy, “hễ ai sang Mỹ du học về nhân quyền là tuần tự bị kẹt, nghĩa là Hà Nội theo dõi rất kỹ, hễ hở ra là chụp mũ, vây bắt ngay” và cho “ nếm mùi nhà tù CSVN”, như trường hợp Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân…Thậm chí Nguyễn Tiến Trung chỉ gặp Tổng thống Bush cũng bị “công an kiếm chuyện”, mà tới bây giờ vẫn còn ở tù ! Blogger Trần Khải khẳng định:

Tất nhiên là Tư Sang không hiểu nổi ngôn ngữ nhân quyền kiểu Mỹ. Bởi vì thực tế, nhà nước Hà Nội dường như chỉ hiểu nổi nhân quyền kiểu Giải Thưởng Nhân Quyền Khổng Tử…Có một cách để Tư Sang xuất chiêu nhân quyền, học y chang kiểu Bắc Kinh năm xưa.
Tư Sang nên chỉ thị cho Hà Nội lập Giải Thưởng Nhân Quyền Hồ Chí Minh…Nhưng nếu Tư Sang không lấy võ nhân quyền (kiểu Bắc Kinh) để đỡ chiêu nhân quyền (thế giới), thì không lẽ lấy võ công an và côn đồ ra xài?”
Chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang sau chuyến “phụng mệnh chiếu chỉ Thành Đô II” của ông ở Trung Nam Hải, theo GS Tương Lai, là “mối bận tâm của rất nhiều người đang trĩu nặng suy tư về vận nước”. Bài viết của GS Tương Lai tựa đề “Đôi điều suy nghĩ nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới của ông Chủ tịch Nước” có đoạn lưu ý rằng “Những hoạt động đối ngoại gắn liền máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất, thì nội lực của dân tộc, thế đứng của đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự dồn sức, góp lực của cả toàn dân. Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất để rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng căn dặn ‘Thời! Thời! Thực không nên lỡ’ ”.

Trong khi blogger Trần Khải lưu ý rằng “có thể đây là cơ hội cuối để VN bắt tay thân hơn với Mỹ ? Và nếu lỡ cơ hội này, có thể VN sẽ sớm trở thành một Tây Tạng thứ 2 ?”, thì chuyến Mỹ du sắp tới của ông Trương Tấn Sang – nói theo lời blogger Lê Diễn Đức – “ hứa hẹn một sự đón tiếp ‘nồng nhiệt’ của cộng đồng người Việt tự do” hải ngoại. Vẫn theo nhà báo Lê Diễn Đức thì chuyện biểu tình hẳn nhiên là sinh hoạt dân chủ bình thường tại Mỹ, thế nhưng có lẽ chưa có nguyên thủ quốc gia nào - như của VN trong giai đoạn hiện nay – viếng thăm chính thức Hoa Kỳ mà lại vào Toà Bạch Ốc bằng…cổng sau !
  

26.Người Việt hải ngoại nghĩ gì về chuyến đi Mỹ của CT Trương Tấn Sang?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-07-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_DV1308141-305.jpg
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hội nghị APEC ở Nga hôm 8/9/2012.
AFP


Nhận lời mời của Tổng thống Barack Obama, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lần đầu tiên chính thức thăm Hoa Kỳ từ ngày 24/7. Cộng đồng người Việt ở Mỹ có kỳ vọng gì qua chuyến đi này?

Kỳ vọng một sự thay đổi

Kể từ sau tháng 4/1975, trong các chuyến đi thăm viếng Hoa Kỳ cũng như làm việc với Nhà Trắng của các vị nguyên thủ quốc gia VN ít nhiều mang đến niềm hy vọng cho những người Việt trong nước cũng như ở hải ngoại. Niềm hy vọng mang nhiều ý nghĩa cho những mục tiêu khác nhau trong tâm tưởng của mỗi người Việt xa xứ và cả hàng triệu người Việt khác đang ở chốn quê nhà.

Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hồi tháng 6/2007được nhiều người kỳ vọng cho một sự thay đổi ở VN. Dù nhìn chung diện mạo của VN khởi sắc về nhiều mặt, đặc biệt trong lãnh vực kinh tế, nhưng chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ không mang lại kết quả như nhiều người trông đợi. Do đó, lời mời Chủ tịch nước VN-Trương Tấn Sang của Tổng thống Obama lần này không được sự ủng hộ của nhiều người Việt hiện đang định cư tại Hoa Kỳ. Ông Jimmy Vũ ở California quả quyết chuyến viếng thăm này không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho VN. Ông Jimmy Vũ nói:

“Nói về vấn đề Chủ tịch nước của Cộng Sản VN đi Hoa Kỳ thì theo Jimmy nghĩ là chẳng có kỳ vọng nào ở nơi những người Việt Cộng. Bởi vì là người ta không có tấm lòng với Tổ quốc và dân tộc. Người ta chỉ đi ‘dây’ để bảo vệ quyền lợi cá nhân của họ thôi chứ không phải là quyền lợi của dân tộc VN. Nên không có kỳ vọng gì trong chuyến đi này của ông Trương Tấn Sang hết”.
Theo tôi nghĩ ông Trương Tấn Sang qua cũng không ngoài mục đích ngoại giao. Phải hợp tác để có cùng tiếng nói chung trong việc giành lại vẹn toàn lãnh thổ.-Ông Nguyễn Ân
Trong khi đó cũng có không ít người lại cho rằng Tổng thống Obama nên gặp gỡ ông Trương Tấn Sang vì có mời Chủ tịch nước VN qua hay không thì tình hình ở VN vẫn vậy nhưng mỗi khi các Chủ tịch nước VN đến thăm Mỹ thì VN lại có cơ hội thay đổi nhiều hơn.
Ông Nguyễn Ân ở Florida bày tỏ hy vọng trong chuyến đi này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ bắt lấy cơ hội thắt chặt hơn mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ trước tình hình Trung Quốc đang lấn lướt VN trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông:
“Theo tôi nghĩ ông Trương Tấn Sang qua cũng không ngoài mục đích ngoại giao. Phải hợp tác để có cùng tiếng nói chung trong việc giành lại vẹn toàn lãnh thổ. VN hiện giờ nằm trong sự bành trướng của Trung Quốc. Hy vọng ông Trương Tấn Sang qua Mỹ để mà xích lại quan hệ với Mỹ chặt hơn, để phản đối sự bành trướng của Trung Quốc”.

000_DV1076681-305.jpg
Từ trái sang: Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Bà Michelle Obama và Bà Mai Thị Hạnh tại Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở Honolulu, Hawaii, vào ngày 12 tháng 11 năm 2011.
Bên cạnh vấn đề nóng về tranh chấp biển đảo mà phản ứng của VN rất yếu ớt trước hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên đường thăm Mỹ trong bối cảnh các tổ chức Nhân quyền quốc tế và Quốc hội Hoa Kỳ lên tiếng tình trạng nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng cũng như đàn áp tôn giáo ngày càng mạnh hơn. Hầu hết những người Việt quan tâm đến chuyến đi này đều mong mỏi có cơ hội gặp gỡ với vị Chủ tịch nước VN đương nhiệm để yêu cầu trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Nếu có cơ hội diện kiến ông Trương Tấn Sang, ông Đặng Văn Tường ở Texas nói ông sẽ trình bày với ông Sang:

“Tôi yêu cầu tất cả các ông hãy thả các tù nhân chính trị ra. Bởi vì chính các ông là người dạy cho tuổi trẻ học chính trị thì các ông phải thả cho họ ra vì họ bị oan ức. Chuyện đấu tranh yêu nước mà các ông bắt người ta. Vậy là chuyện oan quá. Chính các ông đã làm việc đó hồi trước 1975 mà”.

Hy vọng Mỹ áp lực VN

VN luôn khẳng định với quốc tế là không có đàn áp tôn giáo. Và mặc dù các tổ chức Nhân quyền kêu gọi nhiều lần nhưng các chuyến đi của quan chức VN đến Hoa Kỳ sau khi trở về nứơc đều không mang lại một sự thay đổi nào về tự do tín ngưỡng cho người dân VN. Những người quan tâm đến vấn đề này nói rằng khi chuẩn bị các chuyến đi ra nước ngoài, VN “nới tay” với tôn giáo một chút, sau đó thì đâu lại vào đấy, không có gì thay đổi. Trong chuyến đi của ông Trương Tấn Sang lần này, nhiều người không kỳ vọng vào phía VN mà lại trông đợi chính quyền Hoa Kỳ có hành động tích cực hơn để giúp cho tôn giáo ở VN có tự do. Một người Việt định cư ở North Carolina chia sẻ:

“Mình thấy những người làm bên ngành ngoại giao hay Chính phủ Mỹ không làm áp lực đủ để thay đổi hay là có tiếng nói mạnh trong vấn đề tự do tôn giáo VN. Chính quyền vẫn có sự kiểm soát nhiều quá đối với tôn giáo. Đây là điều mình thấy không nên. Tại vì mình thấy tôn giáo không liên quan đến chính trị nhiều cho nên chính quyền để ý nhiều quá thì sẽ gây nên khó khăn cho tôn giáo ở VN”.
Mình thấy những người làm bên ngành ngoại giao hay Chính phủ Mỹ không làm áp lực đủ để thay đổi hay là có tiếng nói mạnh trong vấn đề tự do tôn giáo VN.
-Một Việt kiều ở North Carolina
Ông Nguyễn Thanh Liêm, người phụ trách báo Nguồn Việt ở Oklahoma chia sẻ rằng các tờ báo Việt ngữ ở địa phương nên chuyển tải những thông tin liên quan đến chuyến đi của ông Trương tấn Sang đến Mỹ để nhiều người Việt ở khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ có tiếng nói với chính quyền Obama về những vấn đề mà họ quan tâm ở VN. Ông Nguyễn Thanh Liêm cho biết:

Giới truyền thông những người trẻ bây giờ họ mong muốn mang vấn đề nhân quyền ra để thương thuyết. Giới truyền thông ở bên này hy vọng là người Việt sẽ mang đến cho chính quyền Mỹ hiểu được nguyện vọng của những người Việt ở bên này là muốn VN có nhân quyền. Do đó ảnh hưởng của truyền thông ở từng địa phương đóng góp rất lớn trong vấn đề nói cho người Việt biết rằng sẽ có 1 vị nguyên thủ của VN đến Hoa Kỳ nói chuyện làm việc với chính quyền Mỹ”.
Có rất nhiều tiếng nói của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ về nhân quyền cho VN giống như ông Nguyễn Ân:

“Mỹ cũng là cường quốc, thực sự là dân chủ. Đây là cơ hội để VN cởi mở tiếp cận thêm về dân chủ của nước Mỹ nói riêng và Tây Phương nói chung. Hy vọng ông Trương Tấn Sang sẽ hiểu điều đó để đưa đưa VN thực sự dân chủ và đổi mới”. 
Trong mối quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, các sự kiện trong tháng 7 mà người dân 2 nước quan tâm, đó là “Bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ” chính thức ban giao vào tháng 7/1995 và “Hiệp định Thươngng mại Việt-Mỹ” ký kết vào tháng 7/2000. Hai sự kiện lịch sử này mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho hai quốc gia mà trước kia là “cựu thù”. Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong tháng 7/2013, kỳ vọng về một bản ký kết cải thiện dân chủ nhân quyền và tự do tín ngưỡng cho VN có phải là quá sớm?

 

27.Những "món quà" cho chuyến công du

Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ VN
2013-07-22
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
chauxuannguyen-305.jpg
Gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức kêu gọi Chủ Tịch nước VN trả tự do cho ông.

Photo courtesy of chauxuannguyen.org
Trang basam.info có bài "Việt Nam trên đe dưới búa" [1] do dịch giả Huỳnh Phan chuyển ngữ từ bài viết của tác giả David Brown, vốn là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, đã nghỉ hưu nhiều năm.
Trong bài đặt câu hỏi: "Có phải vì thất vọng với Trung Quốc mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vội vã sang Washington?". Đây không phải là câu hỏi hay, bởi dù gọi nhau là "đồng chí", họ chưa bao giờ tin nhau thì làm gì có chuyện thất vọng như tác giả đặt ra. Điều này cả thế giới đều tỏ tường bản chất lật lọng, "lá mặt lá trái" của người cộng sản.

Kiếp sống người cộng sản chẳng qua là "kiếp cộng sinh", dựa vào nhau tồn tại, nhưng nó là loại "cộng sinh không gắn kết" như trong đời sống sinh vật, chúng ta biết rõ. Do đó, mối quan hệ này luôn chực chờ "tan đàn xẻ nghé" một khi đôi bên không thủ lợi được.


Trương Tấn Sang "vác" "Điếu Cày" qua Mỹ làm quà tặng cho Barack Obama?
Vụ án LS. Lê Quốc Quân hoãn xử theo thông tin Trương Tấn Sang qua Mỹ, được nhiều người gắn kết như giới cầm quyền cố gắng giảm bớt sự lộ liễu quá đà về tình trạng nhân quyền Việt Nam tồi tệ hơn rất nhiều, sau khi người cộng sản o bế và hứa hẹn với thế giới để được vào WTO.
Vô phúc cho ông Chủ tịch, người đã phải gục đầu trước Trung cộng, khi vụ blogger Điếu Cày tuyệt thực "chẳng may" lọt ra ngoài trước khi ông ta sang Mỹ chỉ còn vài ngày.
Một sự việc, có lẽ chính người được coi là đứng đầu Nhà nước CHXHCNVN cũng chẳng hề được... phép biết cho đến khi vỡ lở lan rộng trên mạng thông qua một tù nhân lương tâm khác - Nguyễn Xuân Nghĩa - quyết thông báo?

Việc tuyệt thực của ông Nguyễn Văn Hải quá bất ngờ và đột ngột chưa từng thấy khi liên hệ với chuyến đi Mỹ vào ngày 24/7 tới đây. Có lẽ nó ít nhiều làm cho ông Chủ tịch bối rối và lúng túng, một khi Tổng thống Mỹ - người đã trực tiếp nói: Chúng ta không được quên những người như blogger Điếu Cày - sau những lời chào xã giao, bỗng bất thình lình hỏi thăm về sức khỏe của người tù nổi tiếng toàn thế giới? Chẳng biết ông Sang sẽ xoay xở như thế nào, nếu "kịch bản" này xảy ra. Đây là một "cao trào" "vui nhộn" cho chuyến viếng thăm.

Thông tin mật và quan trọng ngỡ như ông Chủ tịch nước lẽ ra biết rõ, thật ra không hơn gì mấy so với thường dân. Nó kéo theo uy tín ông ta chẳng khác một ông vua bù nhìn vào thời... "đảng mạt"!
Khi người cộng sản nói họ làm gì cũng có kế hoạch, thì họ lại là những người làm vỡ kế hoạch nhiều nhất. Khi người cộng sản luôn tự hào họ là một tổ chức rất ư là... "có tổ chức", thì họ phô bày là những người "vô tổ chức" nhất. Mạnh cánh nào cánh đó làm, theo kiểu "còn cái lai quần cũng đánh" của "chị" Út Tịch(!). Bằng chứng khó chối cãi với điệp khúc "thầy đổ bóng, bóng đổ thầy" qua xác nhận của Viện Kiểm sát Nghệ An mới nhất [2].

Đó là chướng ngại vật thứ nhất dành cho "vận động viên" Trương Tấn Sang trên đường chạy "vượt rào", do  chính "đồng chí" ông ta dựng lên để thử sức "bền bỉ" thông qua chuyến đi.
"Xả láng sáng về sớm" là một trong các "nét chấm phá" của người cộng sản trong mọi vấn đề cho đến khi tất cả trở nên "tầy quầy" hết phương cứu vãn.
Họ thường tiếp tục nháo nhác và chỉ sử dụng cách thức trấn áp mạnh tay hơn theo kiểu "làm cách mạng" ngày xưa! Bởi giờ đây người cộng sản sẽ khiến thiên hạ cười bò lăn khi nói về.... "dân vận". Hết thời!

Nói vô phúc, sinh mạng blogger Điếu Cày có mệnh hệ nào, coi như đồng nghĩa chấm dứt "sự nghiệp đối ngoại" của "đồng chí" Tư Sang. Những người giết chết "sinh mạng chính trị" của ông luôn lên án "bầy sâu", không ai khác hơn chính là những kẻ "nằm gai nếm mật", "đấu cật chung lưng" suốt mấy mươi năm "cách mạng vẻ vang" của họ! Một sinh mạng Điếu Cày đánh đổi cho việc các "đồng chí" đâm chém lẫn nhau không cần che giấu, trước toàn dân và thế giới. Đẹp mặt(!)
"Con đường nào cho Việt Nam?" "tháp tùng" chuyến đi như một câu hỏi trong suy tư của ông Chủ tịch nước cần lời tư vấn từ Mỹ?

Đấy là "chướng ngại vật" thứ hai mà ông Sang cần phải vượt tiếp.
Cách đây không lâu, ông Trần Huỳnh Duy Thức bị biệt giam 10 ngày theo mô tả như sống ở tầng thứ 9 trong "địa ngục".
Rồi tin tức cuộc nổi dậy tại trại tù Z30A Xuân Lộc - Đồng Nai lọt ra ngoài.
Sau đó, ông Thức cùng một số tù nhân chính trị khác bị chuyển trại vội vã và khuất tất, dù các tù nhân này không liên quan đến việc bắt giữ cai tù Hồ Phi Thắng. Đó là dấu hỏi cho đến nay chưa có lời đáp. May mắn, gia đình Trần Huỳnh Duy Thức đã gặp được ông ở trại giam "mới" tại Xuyên Mộc, dù thần sắc ông hốc hác thấy rõ nhưng vẫn còn... "nguyên vẹn hình hài".

Câu chuyện ông Thức bị chuyển trại cho tới nay chưa rõ lý do như thế nào vừa tạm lắng xuống, thì ngay lập tức, ngày 20/7/2013, gia đình người tù lương tâm này cho hay, họ dự định đến trước tư gia của ông Chủ tịch nước để giương biểu ngữ kêu oan cho người thân với bản ác tàn khốc 16 năm tù mà ông Thức đã "thi hành" được... hơn 4 năm(!).

Cuộc biểu tình của thân nhân Trần Huỳnh Duy Thức bất thành như ông Trần Văn Huỳnh cho biết, có thể do những cuộc nói chuyện qua điện thoại trong gia đình bị nghe lén. Đó là một sơ suất đáng tiếc đối với gia đình giáo viên và cũng là một gia đình Phật tử lương hảo.
Tin cho hay, ngoài gia thất của ông Trần Văn Huỳnh và người con dâu - bà Lê Đính Kim Thoa (vợ ông Thức) bị bố ráp, gây khó cũng như giới an ninh tìm mọi cách cầm chân họ trong nhà, ngay cả tư gia của ngài Chủ tịch cũng "được"... bủa vây.

Việc canh gác cẩn trọng tư gia của ngài Chủ tịch nước, nếu nói trang trọng là bảo vệ yếu nhân, nhưng trên thực tế không khác gì theo dõi, giám sát và cách ly một nhà bất đồng chính kiến (!). Một không khí lo sợ quá mức cần thiết trước những người đàn ông, đàn bà tay không, chỉ có vài biểu ngữ kêu oan. Hốt hoảng vì điều không nghĩ tới đã xảy ra?
Điều có thể tin, việc "chăm sóc" như thế ngoài ý muốn của ông Chủ tịch nước? Đứng đầu cả "một nhà nước" như thế, hóa ra cũng chẳng có quyền gì nhiều lắm, dù ngay tại nhà riêng của mình! Chẳng còn ra thể thống gì cả!
Dù ngôi nhà đó, hiện hữu ông Sang không lưu trú, xem ra thân nhân của ông Chủ tịch nước bỗng chốc như là "con tin" trong tay giới an ninh mặc tình "thu xếp".

Hình ảnh "chăm bẵm" nhà riêng ông Sang dễ gợi nhớ đến ông Tôn Đức Thắng với câu nói nổi tiếng mà dân dã: "Đ.mẹ tao cũng sợ!" trong hồi ký của ông Nguyễn Văn Trấn. Người cộng sản vẫn không thoát khỏi tư duy cũ rích thời chiến tranh lạnh để hiểu thế nào là hội nhập thế giới ngày nay. Do đó, họ thật khó để bứt phá làm điều gì đó to tát hơn, trọng đại hơn, dù họ đang sống ở thế kỷ 21.

Lợi bất cập hại, bởi hình ảnh canh gác như thế này trở thành con dao hai lưỡi về mặt ngoại giao trong lúc ông Sang chuẩn bị cho chuyến công du, nó biến hình ảnh ông Chủ tịch nước trở nên yếu đuối, co ro, đang sống trong một đất nước không được an ninh cho lắm, cùng một chút gì đó thật bất nhẫn trong cái nhìn của Tổng thống Mỹ?
Hình ảnh đấy làm người đọc thấy chạnh lòng trước lời van xin của "Nhân
Dân": "Không nên chụp mũ người khác"! [4]. Ngay cả lời ai oán đến thế, giờ cũng giành giật nốt với Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân cùng hàng trăm tù nhân lương tâm khác ư?! Tội quá!
000_Del6229699-250.jpg
Nghệ sĩ Chí Hải mặc một chiếc áo thun với chân dung LS Lê Quốc Quân tham dự một buổi cầu nguyện cho LS Quân tại Hà Nội hôm 07/7/2013. AFP photo
"Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Người cộng sản không chỉ là "ma" mà họ là "quỷ sứ" chuyên nghiệp về thủ đoạn và lưu manh.
Trước đó, "Phong trào Con Đường Việt Nam" phát hành quyển sách "Trần Huỳnh Duy Thức và con đường nào cho Việt Nam?" rộng rãi gởi biếu giới blogger cùng nhiều văn nghệ sĩ và giới trí thức.
Điều làm nhiều người ngạc nhiên là sách gởi bằng CD đến 171 ông (bà) cao cấp ở trung ương cho đến tất cả tỉnh thành trên toàn quốc mà tác giả Thanh Hương nhận định: "Sự kiện ra đời của quyển sách mới nêu trên lại gây “sốc”cho chính quyền bởi cách thức xuất hiện bất ngờ và độc đáo của nó" [3].
Không thể nào Trương Tấn Sang không biết, người thầy ngày xưa dạy Luật cho mình đã gởi sách tặng cho cậu học trò. Dù chẳng mấy ai tin Tư Sang nhín chút thời gian lướt qua cuốn sách, trước khi vứt nó vào sọt rác.

Với tính ngạo mạn cố hữu, người cộng sản không cần phải đọc. Chỉ cần biết rằng quyển sách đã được gởi tới một cách chính danh, rộng rãi và đường hoàng như một biện minh trạng đanh thép và đầy sức thuyết phục về án tù oan sai, nhẫn tâm đã áp đặt cho doanh nhân tuổi trẻ tài cao này.


Sẽ độc đáo hơn, nếu "Phong Trào Con Đường Việt Nam" gửi thêm bản CD bằng tiếng Anh với lời nhắn đến cá nhân ông Chủ tịch nước rằng: hãy mang theo CD cùng với một chiếc "điếu cày" làm tặng phẩm cho Tổng thống Mỹ, như món quà lưu niệm độc nhất vô nhị, đầy ý nghĩa cho cuộc thăm viếng cấp quốc gia, thay vì những món quà nhàm chán, sáo rỗng, như tranh sơn mài với chùa Một Cột đã dột nát trên thực tế?
Đó không phải lời thách thức, bởi cuộc biểu tình của gia đình Trần Huỳnh Duy Thức dù bất thành đã đủ coi như hành động "khích lệ" sự "thăng tiến" về nhân quyền của chế độ độc đảng toàn trị tại Việt Nam.
Có lẽ cuộc biểu tình nhỏ bé, bất ngờ và bất thành càng làm cho ông Sang khó "ăn nói" khi đề cập đến vấn đề được cho là "nhạy cảm" trong mối quan hệ Việt - Mỹ?
Không ai dám chắc, đang khi cuộc hội đàm diễn ra giữa hai nguyên thủ quốc gia Việt - Mỹ, "ở nhà" người ta ráo riết "chăm sóc đặc biệt" cựu giám đốc Công ty Một Kết Nối để trả thù cho bõ ghét về sự "hỗn láo" của gia đình Trần Văn Huỳnh và biết đâu nó cũng là cú vỗ mặt ngài Chủ tịch nước CHXHCNVN đang ngồi giữa Nhà Trắng?!

"Bánh ít đi, bánh quy lại"
Giá như trong hành trang của ông Chủ tịch nước, ngoài chiếc điếu cày, quyển sách, còn váng vất dáng nằm cong queo như dấu chấm hỏi của những tù nhân lương tâm? Giá như những hình tượng bi tráng đó xoáy sâu, dằn vặt tận tâm can ông Chủ tịch nước?
Đó sẽ là đòi hỏi quá đáng và phù phiếm, dù "quà mọn" đấy chẳng mất mấy đồng "ngân sách nhà nước"!
Tổng thống Barack Obama sẽ tặng gì để hồi đáp "tấm thịnh tình" qua chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang?

Ông David Brown viết:
"Thật ra, để bảo vệ lợi ích của mình ở biển Đông, Hoa Kỳ không cần phải có quan hệ quân sự sâu xa hơn với Việt Nam. Hoa Kỳ có đủ sức để theo đuổi một quan điểm dài hạn và làm kinh ngạc những kẻ hoài nghi bằng cách kiên định về vấn đề quyền con người. Với hai cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, John Kerry và Chuck Hagel, hiện đang trông coi chính sách ngoại giao và quốc phòng thì có thể các chính sách này sẽ đúng y như những gì Mỹ sẽ làm".

Lời nhận định của nhà ngoại giao kỳ cựu cũng đủ hiểu, Hoa Kỳ không nhất thiết phải tặng Việt Nam "món quà" giá trị lắm, bởi quyền lợi của họ không thể có được từ sự nhún nhường mãi trước sự kiêu căng của một "nhà nước"...
"nghèo mà chảnh"!.
Địa - Chính trị và Địa - Kinh tế, tuy hai mà một. Xem ra Việt Nam cần Mỹ hơn với tình hình hiện nay.
Một dấu hiệu tích cực về TPP ư? Khó có được khi gắn với nhân quyền mà Mỹ luôn nhất quán trong khi Việt Nam mãi "cù cưa" bao năm qua.

Dường như người Việt Nam không đặt kỳ vọng gì lớn lắm qua chuyến đi này, sau cuộc "hái lượm" của Trương Tấn Sang tại Trung Quốc với nỗi mơ hồ nô lệ kiểu mới có vẻ rõ ràng hơn?
Tuy vậy, một "món quà" đủ khả năng xảy ra tại Mỹ quốc, đó là cuộc đón tiếp rầm rộ và náo nhiệt của người Mỹ gốc Việt như "khúc ruột ngàn dặm" đã từng đón cựu chủ tịch Nguyễn Minh triết vào năm 2007?
Một chuyến đi với những biến cố đột ngột và bất ngờ ngay cả Chủ tịch nước cũng không lường tới? Ông Chủ tịch Việt Nam sẽ chứng tỏ bản lĩnh thế nào với ba tấc lưỡi nhằm thuyết phục luật gia nổi tiếng - Barack Obama?
________________

28. CT Trương Tấn Sang thăm Mỹ
Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ trong bối cảnh chính phủ Mỹ tiếp tục triển khai chiến lược “xoay trục sang Á Châu”, đồng thời với việc Việt Nam tìm kiếm các đối tác khả dĩ nhằm tạo đối trọng với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Nhận lời mời của Tổng thống Barack Obama, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ đến thủ đô Washington và có cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tại Tòa Bạch Ốc vào trưa ngày thứ Năm tuần tới 25 tháng Bảy.

Thông cáo báo chí của Tòa Bạch Ốc cho biết: “Cuộc gặp là cơ hội để hai bên thảo luận nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác liên quan đến các vấn đề chiến lược trong khu vực và cải thiện hợp tác giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và khối ASEAN. Các vấn đề khác dự định được thảo luận giữa hai nguyên thủ quốc gia bao gồm nhân quyền, thay đổi khí hậu và thảo thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương.”

Theo các nguồn tin khác nhau do Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do thu thập được thì ngoài cuộc gặp chính thức với Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc, nhân chuyến đi Mỹ lần này, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ với giới doanh nhân Mỹ tại thủ đô Washington vào ngày 24 tháng .

Rời thủ đô nước Mỹ, Chủ tịch Việt Nam sẽ đến New York, tại đây ông Trương Tấn Sang sẽ có hai cuộc tiếp xúc đáng chú ý với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và vợ chồng cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, trước khi trở về Việt Nam một ngày sau đó.
Trên phương diện tôn giáo tôi cũng mạo muội đề nghị với ông Tổng Thống Mỹ nhân dịp này khuyến khích ông Trương Tấn Sang chuyển đổi cái đường lối chính trị độc tài toàn trị.
-HT Thích Quảng Độ
Về phản ứng của dư luận, những ý kiến ghi nhận được tại trang web của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do cho thấy, người Việt Nam cả trong và ngoài nước đều kỳ vọng rằng chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang có thể là một cơ hội để Việt Nam có thêm đồng minh trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trước chính sách xâm lấn của Trung Quốc.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến tỏ ra e dè khi cho rằng, dù sao thì Hà Nội vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ Bắc Kinh trong chính sách cai trị quốc gia cũng như đường lối đối ngoại.
Trong khi đó tại hải ngoại, Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ một mặt ủng hộ việc Việt Nam gia tăng các quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, một mặt cũng nhân cơ hội này lên tiếng yêu cầu chính quyền Hà Nội cần phải tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân trong nước.

Kêu gọi áp lực VN tôn trọng nhân quyền

Một ngày trước khi Chủ tịch Trương Tấn Sang đặt chân đến Hoa Kỳ, một phái đoàn liên tôn đại diện cho nhiều tôn giáo của Việt Nam sẽ có cuộc gặp với Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nhằm đề đạt các kiến nghị với chính phủ Mỹ trong việc thúc đẩy chính quyền Việt Nam tôn trọng các quyền tự do tôn giáo của người dân.
Cũng vào dịp này, nhiều tiếng nói quan tâm đến tình hình tự do dân chủ tại Việt Nam đã tìm cách vận động chính phủ Mỹ, đề nghị phía Hoa Kỳ hãy đặt vấn đề nhân quyền trong các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam.

tqd-305
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, ảnh chụp trước đây.
Từ trong nước, Hòa thượng Thích Quảng Độ - Đức tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã gửi thư cho Tổng Thống Obama, kêu gọi nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nhân dịp tiếp đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hãy thúc đẩy việc dân chủ hóa Việt Nam.

Trả lời thông tín viên Ý Lan của Đài Á Châu Tự Do, Hòa Thượng Quảng Độ cho biết:
“Trên phương diện tôn giáo tôi cũng mạo muội đề nghị với ông Tổng Thống Mỹ nhân dịp này khuyến khích ông Trương Tấn Sang chuyển đổi cái đường lối chính trị độc tài toàn trị bây giờ… hầu hết là mất lòng dân, để sang một chế độ tự do, dân chủ, bớt cái sự bức hiếp và đàn áp quần chúng đi, để cho dân tộc Việt Nam có một cuộc sống thoải mái hơn.”
Trong khi đó tại hải ngoại, cũng có ít nhất 2 thỉnh nguyện thư đã được phát động trên mạng internet, vận động chữ ký của hàng ngàn người cả trong lẫn ngoài nước, nhằm kêu gọi Tổng thống hoa kỳ đặt nhân quyền việt nam là ưu tiên trên các vấn đề về mậu dịch với Việt Nam.
Ngoài các thỉnh nguyện thư trên mạng, còn có chiến dịch kêu gọi mọi người viết thư tay gửi thẳng đến các lãnh đạo Hoa Kỳ, đề nghị nêu vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp cấp cao Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc vào tuần tới.

Bên cạnh các vấn đề chính trị, quân sự, dân chủ, nhân quyền…; hợp tác kinh tế cũng là một trong những đề tài quan trọng, nếu không muốn nói là không thể thiếu, trong bang giao Mỹ - Việt.
Cùng với các hiệp ước, thỏa thuận được các nhà lãnh đạo đưa ra bàn thảo, giới kinh doanh hai nước cũng nhân dịp này khuyếch trương các công cuộc hợp tác, đầu tư, cũng như mở rộng thị trường  và tìm kiếm thêm các đối tác mới; mà cụ thể nhất có thể kể đến là sự kiện tập đoàn McDonald của Mỹ đã quyết định mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam.

Nếu cách đây gần 20 năm, khi Coca-Cola, một biểu kinh doanh của Hoa Kỳ chính thức hiện diện tại Việt Nam, đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ Mỹ - Việt; thì 18 năm sau, đúng 10 ngày trước khi Chủ tịch Việt Nam đặt chân đến Hoa Kỳ, tập đoàn thức ăn nhanh từng được coi là biểu tượng của lối sống Mỹ đã loan báo quyết định mở cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, mà người đại diện là con rễ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Việt Nam Tuần Qua và Diễm Thi xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý khán thính giả tuần sau!
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-072013-07202013092046.html
 
 29. Thư của nhân sĩ, trí thức, cựu chiến binh gửi CT Trương Tấn Sang
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-22
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
AFP
Nghe bài này
Một nhóm nhân sĩ trí thức Việt Nam gồm 82 người vào ngày 19 tháng 7 vừa qua gửi cho chủ tịch Trương Tấn Sang bức thư ngỏ trước chuyến công du Hoa Kỳ trong tuần này của ông.
Quan ngại Trung Quốc
Những người ký tên cho rằng họ là những người trĩu nặng ưu tư về vận nước trước những diễn tiến mới về thời cuộc trong nước và trên thế giới. Những diễn tiến đó khiến họ băn khoăn.
Nội dung bức thư ngỏ có ba điểm. Điểm thứ nhất nhắc lại chuyến công du từ ngày 19 đến 21 tháng 6 vừa qua của chính ông Trương Tấn Sang đi Trung Quốc. Trong chuyến đi đó, đã có những cam kết được đưa ra trong Tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế cho thấy những cam kết đó không được tôn trọng qua việc tàu thuyền ngư dân Việt Nam bị lực lượng Trung Quốc rượt đuổi và hành hung ngay trên vùng biển lãnh hải của Việt Nam.
Những người ký tên trong thư ngỏ nhân chuyến công du của chủ tịch Trương Tấn sang đi Mỹ cho rằng ‘chừng nào lãnh đạo Việt Nam còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của ’16 chữ’ và ‘4 tốt’ nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân’.
Chừng nào lãnh đạo Việt Nam còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của ’16 chữ’ và ‘4 tốt’ nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân
xxxxxxxxx
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa Bình Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân Tp HCM hai khóa 4 và 5, cho rằng chuyến đi Mỹ lần này của ông Trương Tấn Sang là cơ hội để ông có thể sửa lại những sai trái trong chuyến đi Trung Quốc vừa qua:
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013. AFP PHOTO
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013. AFP PHOTO
Lần này hy vọng ông sẽ chuộc lại, sẽ sửa chữa. Tuy nhiên, theo tôi biết đi dự bên Trung Quốc có cả tập thể chỉ đạo ông ta ‘thế này, thế kia’ thành ra ‘khó’ cho ông. 

Vấn đề nhân quyền
Điểm thứ hai trong bức thư ngỏ là bối cảnh khó khăn về kinh tế của Việt Nam khiến cho đời sống của nhiều người dân vô cùng khốn khó, hoạt động của doanh giới bị đình đốn. Việc tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, TPP, được cho là một hướng ra quan trọng cho Việt Nam trong tình thế kinh tế yếu kém như thế.
Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ có yêu cầu Việt Nam cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền như là một điều kiện để đạt được mục tiêu đó.
Gần đây, chính quyền Việt Nam không những chưa thành tâm thực hiện những cam kết về nhân quyền theo các công ước ký kết với quốc tế mà lại còn có những biện pháp đàn áp mạnh tay hơn. Đây là một bức xúc của những người quan tâm về tình hình đất nước như phát biểu của bà Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội và là con gái của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sau đây:
Chúng tôi cũng thấy rất bức xúc trước những hiện tượng vi phạm nhân quyền: bắt người trái pháp luật, rồi có những vụ xử án một là xử bỏ túi, hai là xử công khai mà không cho người dân vào xem; thế rồi lấy những lý do không chính đáng để bắt những người viết blog...bà Nguyễn Nguyên Bình
Thực ra chúng tôi cũng thấy rất bức xúc trước những hiện tượng vi phạm nhân quyền: bắt người trái pháp luật, rồi có những vụ xử án một là xử bỏ túi, hai là xử công khai mà không cho người dân vào xem; thế rồi lấy những lý do không chính đáng để bắt những người viết blog; bắt xong rồi giam cầm họ mà nhiều việc bức xúc trong nhà tù khiến họ phải tuyệt thực… Tất cả những điều đó cho mọi người thấy là ‘vi phạm nhân quyền’.
Ông Nguyễn Xuân Ngữ, một cựu chiến binh tham gia ký tên trong bức thư ngỏ gửi chủ tịch Trương Tấn Sang nhân chuyến công du Hoa Kỳ lần này, nói rõ hơn về kỳ vọng của bản thân khi ông đặt bút ký tên vào bức thư ngỏ đó:
Nếu Việt Nam cải thiện nhân quyền tốt thì người dân Việt Nam ‘được ăn, được nói’, được phát biểu, được quyền hội họp. Nói chung là được làm những gì là quyền của con người, quyền sống của con người. Chúng tôi chỉ mong nhà nước cho chúng tôi sống đúng quyền sống của con người, chứ chúng tôi cũng chẳng đòi hỏi gì khác. 
Thực tế tôi thấy Hiến Pháp, pháp luật qui định ra nhưng như trong những bài viết tôi đã đưa lên: đối với Quận 9 và thành phố Hồ Chí Minh được nhà nước ca ngợi’ đi đầu’ thế này thế kia, toàn điều tốt; nhưng họ đâu có áp dụng. Họ đưa lên mặt báo một chuyện, mà họ làm lại khác. Cụ thể hiện chúng tôi đang bị dồn vào khu gọi là ‘dồn dân để lấy đất’; tức nhà mất, đất mất, tài sản mất. Chúng tôi kêu ‘tàn  hơi, hết sức’ cả chục năm nay mà chưa thấy nhà nước ngó ngàng gì đến. Thủ tướng, nhà nước cấp cao đưa xuống nhưng ‘phép vua thua lệ làng’ thôi. 
Thời cơ
Ngoài cơ hội ‘chuộc lại lỗi lầm’ sau chuyến đi Trung Quốc của ông chủ tịch Trương Tấn Sang như lời của ông Lê Hiếu Đằng mà quí vị vừa nghe, bức thư ngỏ của 82 nhân sĩ trí thức, cựu chiến binh vừa ký tên gửi cho ông Trương Tấn Sang, thì trước hai thách thức về dã tâm bành trướng của Trung Quốc và tình hình nhân quyền tệ hại gây cản trở cho việc hợp tác kinh tế với phía Hoa Kỳ, chuyến đi lần này sang Mỹ là ‘thời cơ’ để ông chủ tịch nước thể hiện bản lĩnh của người gách vác trọng trách trước Tổ quốc và Nhân dân.
Ông Lê Hiếu Đằng nói về thời cơ mà ông chủ tịch nước có thể tận dụng nhằm đáp ứng lại mong mỏi của nhiều người:
Trước hai thách thức về dã tâm bành trướng của Trung Quốc và tình hình nhân quyền tệ hại gây cản trở cho việc hợp tác kinh tế với phía Hoa Kỳ, chuyến đi lần này sang Mỹ là ‘thời cơ’ để ông chủ tịch nước thể hiện bản lĩnh của người gách vác trọng trách trước Tổ quốc và Nhân dân
Chế độ toàn trị thường là tập thể (quyết); thế nhưng nếu vị chủ tịch có bản lĩnh có thể có tiếng nói của mình, chịu trách nhiệm về tiếng nói của mình. Thành ra chúng tôi hy vọng chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ suy nghĩ, cân nhắc. Tất nhiên cũng không hy vọng gì nhiều nhưng mà mình tạo cho ông ta những suy nghĩ; để thấy một bộ phận nhân sĩ- trí thức trong nước suy nghĩ về chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang như thế nào và hy vọng của cả dân tộc về chuyến đi này.

Bà Nguyễn Nguyên Bình cụ thể hơn về thời cơ mà chủ tịch nước Trương Tấn Sang cần nắm bắt lúc này:
Cái mà quan tâm đến nhân quyền, quay về phía nhân dân vẫn là cần thiết và nên phải làm trước; chứ còn ký với ai hay có động thái gì cần phải theo dõi. Từ trước đến nay tôi vẫn suy nghĩ dù có quan hệ với ai, dù có ‘chạy bốn phương, tám hướng’ đi chăng nữa, cái mà quay về với nhân dân vẫn quan trọng nhất, dân chủ hóa xã hội vẫn quan trọng nhất để mà giữ gìn được độc lập, tự do, chủ quyền cho đất nước.
Từ trước đến nay tôi vẫn nghĩ thế và lúc nào tôi cũng mong như thế. 
Bức thư ngỏ kết luận với trích dẫn cảnh báo của tiền nhân Nguyễn Trãi đưa ra cách đây hơn 500 năm ‘Thời! Thời! Thực không nên lỡ’. Những người ký tên trong bức thư ngỏ cho rằng ‘ông cha ta từng răn dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết.

 

30.Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN nghĩ gì về chuyến đi của ông Sang?

Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói việc ông Sang tới Hoa Kỳ là một 'diễn tiến logic'.
Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói việc ông Sang tới Hoa Kỳ là một 'diễn tiến logic'.
CỠ CHỮ
Chuyến công du kéo dài hai ngày của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ đã thu hút được sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho Nguyễn Trung của VOA Việt Ngữ, ông Pete Peterson, đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến, đã đưa ra nhiều nhận định về các khía cạnh của chuyến công du này.

VOA: Chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tới Mỹ đã gây bất ngờ cho giới quan sát. Còn ông thì sao?

Ông Pete Peterson: Thực sự là không. Tôi hoàn toàn đoán trước được chuyến thăm của ông ấy. Dĩ nhiên, tôi không biết là khi nào thì ông ấy ấn định thời điểm công du, nhưng tôi nghĩ đó là một diễn tiến logic. Tôi nghĩ đó là một điều tuyệt vời.

VOA: Các vị dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Obama đưa nhân quyền làm trọng tâm trong cuộc gặp với ông Sang. Theo ông, điều đó có xảy ra không? 

Ông Pete Peterson: Dĩ nhiên rồi. Đó luôn là một ưu tiên khi các giới chức Việt Nam và Hoa Kỳ gặp nhau. Đó là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ trên toàn thế giới, chứ không riêng gì với Việt Nam. Mỹ luôn luôn thúc đẩy chủ đề này. Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi các vị dân biểu và thượng nghị sĩ lại nêu lên vấn đề đó.

VOA: Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính quyền của Tổng thống Barack Obama làm ngơ chủ đề nhân quyền để thúc đẩy các lợi ích kinh tế. Ông có nghĩ như vậy không?

Vấn đề ở đây là, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên chín muồi và sâu sắc hơn nên không có vấn đề gì mà lãnh đạo của hai nước không thể mang ra thảo luận một cách thẳng thắn, thành thật và tin cậy.
Ông Pete Peterson: Tôi không nghĩ vậy. Nhân quyền luôn nằm trong nghị trình thảo luận với phía Việt Nam kể cả khi tôi còn làm đại sứ cũng như trong nhiệm kỳ của các đại sứ sau này. Nhưng theo tôi, cũng phải thừa nhận nỗ lực của Việt Nam trong những năm qua. Nếu ta phân tích tình hình từ năm 1990 tới năm 2013, nhìn chung, ta sẽ thấy những cải thiện đáng kể.

Vấn đề ở đây là, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên chín muồi và sâu sắc hơn nên không có vấn đề gì mà lãnh đạo của hai nước không thể mang ra bàn thảo một cách thẳng thắn, thành thật và tin cậy. Thế nên, đó là vấn đề ta có thể dự báo trước được. Tôi nghĩ sẽ là điều hữu ích nếu vấn đề nhân quyền được mang ra thảo luận ở cấp cao như vậy.

VOA: Tin cho hay, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ nằm trong nghị trình của ông Obama và nhà lãnh đạo Việt Nam. Thưa ông, vấn đề TPP quan trọng tới mức nào?

Ông Pete Peterson: Tôi nghĩ nó là một vấn đề quan trọng. Nhưng tôi không nghĩ đó là một vấn đề mang tính bước ngoặt gì. Đó là một diễn tiến trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Trong trường hợp này, TPP không giới hạn trong mối bang giao song phương, mà nó liên quan tới ít nhất 10 nước. Vì thế, nghị trình tương đối rộng.

Hoa Kỳ là một thị trường rất lớn đối với hàng hóa của Việt Nam nên không có gì lạ khi TPP là một yếu tố quan trọng nhằm đẩy mạnh nghị trình về thương mại giữa hai nước.

Các tranh chấp ở biển Đông là một khối thuốc nổ âm ỉ cháy nên cần phải tìm ra giải pháp nào đó về mặt ngoại giao nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các nước về đường lãnh hải cũng như thiết lập cơ chế luật pháp để xử lý.
VOA: Tòa Bạch Ốc đã công bố các chủ đề thảo luận giữa hai giới chức, trong đó có vấn đề nhân quyền, thương mại và biến đổi khí hậu. Hiện có các đồn đoán rằng biển Đông cũng sẽ nằm cao trong nghị trình. Các tiên đoán đó có cơ sở không, thưa ông?

Ông Pete Peterson: Chắc chắn rồi. Đó là vấn đề mà ai cũng biết là được mang ra trao đổi trong bất kỳ các cuộc thảo luận nào với đối tác cũng như các quốc gia Đông Nam Á. Các tranh chấp ở biển Đông là một khối thuốc nổ âm ỉ nên cần phải tìm ra giải pháp nào đó về mặt ngoại giao nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các nước về  đường lãnh hải cũng như thiết lập cơ chế luật pháp để xử lý.

Tôi nghĩ rằng ta cần phải đưa vấn đề biển Đông lên cao trong nghị trình thảo luận. Tôi hoan nghênh điều đó bởi vì tôi nghĩ rằng Việt Nam có nhiều điều muốn nêu ra và nước này nhiều khả năng có thể đóng vai trò đầu đàn.

VOA: Các giới chức Việt Nam từng bày tỏ mong muốn nâng tầm quan hệ Việt – Mỹ lên thành đối tác chiến lược. Là một trong những người đặt nền móng cho mối bang giao giữa hai nước cựu thù, ông thấy sao?

Ông Pete Peterson: Thật khó nói. Xét về một khía cạnh nào đó, nó chỉ mang tính biểu tượng về hiện trạng của mối bang giao, hay có thể nói chỉ là một cái nhãn mác và có thể không có nhiều ý nghĩa. Tôi nghĩ đôi bên hãy bước tiếp trên con đường củng cố mối bang giao theo cách mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tôi nghĩ đó là cách nên làm, thay vì dán một cái mác nào đó cho mối quan hệ trong thời gian tới.

Mời quý vị đọc thêm một số tin bài liên quan tới quan hệ Việt - Mỹ:

Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ, các dân biểu Mỹ lên tiếng
Vụ chuyển uranium khỏi Việt Nam qua lời kể của chuyên gia Mỹ
‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’
‘Không bàn vũ khí sát thương trong cuộc đối thoại Việt – Mỹ’
Dự luật về Việt Nam có vượt qua được Thượng viện Mỹ?
Dân biểu Mỹ lo ngại tinh thần dân tộc quanh vấn đề biển Đông

Nguyễn Trung

 http://www.voatiengviet.com/content/dai-su-my-dau-tien-tai-vietnam-nghi-gi-ve-chuyen-di-cua-ong-truong-tan-sang/1708766.html


31.Chủ tịch Sang thăm Mỹ - báo chí nói gì?

Cập nhật: 11:52 GMT - thứ sáu, 19 tháng 7, 2013


Chủ tịch Sang thăm Ấn Độ: Hà Nội tích cực thúc đẩy quan hệ với cả Dehli

...Dù Hoa Kỳ đã trở lại với kế hoạch liên kết khu vực từ khi ông Obama lên cầm quyền, Việt Nam không chỉ dựa vào Mỹ và ASEAN để giúp mình cân bằng lại quan hệ với Trung Quốc.
Một ví dụ là Việt Nam đã tích cực lôi kéo Ấn Độ vào dự án khai thác năng lượng ở Biển Nam Trung Hoa. Chỉ tuần này, Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đã đến Dehli, gặp người tương nhiệm Salman Khurshid.

Trong cuộc gặp, ông Minh nhấn mạnh Ấn Độ có quyền tham gia khai thác năng lượng ở vùng biển có tranh chấp vì đó là điểm nằm bên trong Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Hà Nội cũng tăng cường quan hệ với Tokyo vốn cũng đang là bên có tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Hoa Đông [với Trung Quốc]... Hôm thứ Tư (10/7), Nhật Bản và Việt Nam vừa nêu lại cam kết tăng cường quan hệ quân sự, theo sau chuyến thăm Tokyo của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam trong tháng 4.
Mới tháng trước, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Toshimitsu Motegi đến thăm Việt Nam và hứa sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế. Hai nước cũng tuyên bố năm 2013 là năm Hữu nghị Việt – Nhật.
Cuối cùng, Việt Nam đang tiếp tục thúc đẩy quan hệ quốc phòng đã lâu năm với Nga.
Năm 2009, Moscow và Hà Nội ký hợp đồng bán cho Việt Nam sáu chiếc tàu ngầm, trị giá cả thẩy 3,2 tỷ USD... Hai chiếc tàu ngầm sẽ được trao cho Việt Nam vào tháng 9 này...
Bình luận được đăng trên trang Bấm The Diplomat.com
w.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130719_us_vn_pre_visit_media.shtml

32.Rớt mất 'đối tác toàn diện' vì dịch thuật?

Cập nhật: 14:43 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Người phiên dịch của Tổng thống Obama đã bỏ qua ý quan trọng của ông về quan hệ 'đối tác toàn diện' với Việt Nam khi dịch lời Tổng thống phát biểu với báo chí sau hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Nguyên văn lời ông Obama nói là: "Nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."

Trong khi đó người phiên dịch thuật lại: "Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.
"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."
"[T]ừng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước."
Tổng thống Barack Obama
Những lời dịch này đã xuất hiện trong video chính thức của Nhà Trắng trên Bấm YouTube.
Ngay từ hai câu đầu tiên người phiên dịch cũng đã có biểu hiện luống cuống và bỏ sót ý cho dù không nghiêm trọng như trong hai câu trên.
Mở đầu cuộc gặp ông Obama nói: "Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.

Lời người phiên dịch tương ứng là: "Tôi rất hân hạnh chào đón Chủ tịch Sang đến đây trong cuộc họp đối thoại song phương. Điều này đã biểu tượng [ấp úng] biểu tượng cho cái sự hợp tác càng ngày càng mạnh mẽ giữa hai và những tiến bộ giữa hai nước.

'Vấn đề hàng hải'

Một ý quan trọng khác của ông Obama là giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông mà ông gọi là Biển Nam Trung Hoa và người dịch hoàn toàn bỏ qua.

Ông Barack Obama và Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng hôm 25/7

Hai ông Barack Obama và Trương Tấn Sang đã hội đàm kín trước khi gặp báo chí
Ông nói: "Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển phát sinh ra thời gian qua ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.
Trong khi đó người phiên dịch rút gọn lại thành: "Chúng tôi đã xác định là sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết một số vấn đề hàng hải ở trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tôi hết sức tán thưởng những nỗ lực của Việt Nam làm việc với ASEAN để tiến tới một cái bản nguyên tắc COC để mà giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và hòa bình."

Một vấn đề tế nhị khác giữa hai bên là nhân quyền mà ông Obama nói: "Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.

Người phiên dịch thuật lại: "Cả hai hai bên chúng tôi đã có đã đặc biệt đề cập đến vấn đề nhân quyền và chúng tôi hiểu là trong tinh thần tương kính đó chúng tôi đã có nhắc đến cái vấn đề tự do về phát biểu, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Và đôi bên đã cam kết sẽ có những tiến bộ để giải quyết những thách thức đó."
"Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại."
Tổng thống Barack Obama
So với phiên dịch của ông Obama, phiên dịch của ông Trương Tấn Sang truyền đạt sát ý hơn khi dịch sang tiếng Anh.
Mặc dù chỉ dịch sót chút ít nhưng người phiên dịch này đã nói 'I am sorry', 'Tôi xin lỗi' khi dịch nốt ý để sót vào lúc ông Sang đã bắt đầu nói sang câu mới.
Có lẽ ý duy nhất mà phiên dịch của ông Sang chuyển tải không hoàn toàn đúng là khi ông nói về nhân quyền, khiến người nghe bằng tiếng Anh có cảm giác ông Sang coi nhân quyền là hậu quả của chiến tranh để lại.
Người phiên dịch nói: "Chúng tôi cũng bàn về vấn đề hậu quả chiến tranh bao gồm cả vấn đề nhân quyền mà chúng tôi vẫn còn khác biệt về vấn đề này."

Nguyên văn của ông Sang là: "Về lãnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, kể cả vấn đề về con người mà ý kiến của hai nước chúng ta còn có những điểm khác biệt.
Nhưng khi ông Sang nói (nhầm?) rằng "phần lớn, người Việt gốc Mỹ hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị" thì người phiên dịch vẫn nói đúng ý ông định nói là "người Mỹ gốc Việt".
BBC đã dịch lại và có phụ đề cho những gì ông Obama phát biểu trong video có ở đầu bài này.
Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện 'dịch là diệt' hoặc 'dịch sai ý lãnh đạo' gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười.

Khác với giới lãnh đạo Âu - Mỹ thường xuyên trao đổi và hiểu nhau nhiều, các lãnh đạo châu Á như Việt Nam và Trung Quốc hiếm khi gặp trực tiếp hoặc điện đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ nên việc dịch thuật lại càng quan trọng.
Tuy nhiên, cũng phải hiểu một thực tế rằng trong giao tiếp quốc tế, lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng ít khi cần phiên dịch vì đa số các khách nước ngoài đến Mỹ đều trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh.
Trần Minh Thông
  • Cảm ơn BBC đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang vừa qua. Công bằng mà nói, dịch thuật là một công việc rất khó khăn chứ không đơn giản. Ngôn ngữ mỗi dân tộc đều có những cách biểu cảm phong phú và đặc sắc riêng mà không phải cứ ai giỏi tiếng Anh đều có thể chuyển tải hết thông điệp muốn bày tỏ của người nói.

    Tôi không cho rằng, việc dịch sai lời TT Obama sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ hai nước Mỹ-Việt. Rào cản lớn nhất cho Việt Nam muốn trở đối tác toàn diện với Mỹ chính là vấn đề nhân quyền và ý thức hệ chính trị tại Việt Nam. Mỹ thật khó để tìm thấy một ngưởi bạn lớn mang tên Việt Nam khi những rào cản này không bao giờ có thể giải quyết được vì sự độc tài bảo thủ của chế độ Cộng sản Việt Nam.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_video_cuoc_gap_obama_sang.shtml

33. Mỹ-Việt: 'Vuốt ve' thay 'khiêu khích'

Cập nhật: 15:06 GMT - thứ ba, 30 tháng 7, 2013
Hai ông Obama và Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng
Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang chưa thành 'đối tác chiến lược'

Tạp chí nổi tiếng của Anh, The Economist, có bài nhận định về kết quả chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, dẫn lời chuyên gia nói chuyến đi Mỹ của ông Sang hơi giống 'pháo xịt' dù Hoa Kỳ đang 'vuốt ve' thay vì 'khiêu khích' Hà Nội.
Mở đầu bài viết về quan hệ Việt Mỹ với tựa 'All aboard?' (tạm dịch 'Cùng chuyến tàu?'), The Economist nhắc lại rằng hai bên chỉ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, hai thập niên sau hình ảnh biểu tượng của những chiếc trực thăng Mỹ tháo lui từ nóc Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Ngoại trưởng John Kerry được dẫn lời nói quá trình bình thường hóa khá "chông gai".
Tác giả bài viết, được cho là phóng viên cộng tác của AP tại Hà Nội, bình luận:
"Nhưng Hoa Kỳ giờ xem kẻ cựu thù như một đồng minh chiến lược trong vùng. Và đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường thiết yếu cho các mặt hàng xuất khẩu dệt may và nông sản và là điểm cân bằng ngoại giao trước Trung Quốc đang lên."
"Thương mại song phương giữa hai nước giờ trị giá gần 25 tỷ đôla mỗi năm với phần lớn hàng hóa đi về ngả Hoa Kỳ."
Nhắc tới hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hai bên cam kết sẽ sớm thông qua, The Economist nói Việt Nam vẫn đang lo ngại hiệp ước sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành may mặc và tới các doanh nghiệp nhà nước do những cải cách mà Việt Nam sẽ buộc phải thực hiện.
Tác giả cũng nhận xét việc ký kết TPP có thể sẽ là điều khó xử cho ông Obama vì chính giới Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh tới chuyện cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để đi tới hợp tác sâu hơn về kinh tế trong khi Hà Nội đã tăng cường trấn áp bất đồng chính kiến.

Hơi giống 'pháo xịt' '

The Economist nhắc lại rằng số người bị Việt Nam đã bỏ tù vì "tuyên truyền chống nhà nước" hay "âm mưu lật đổ chính quyền" trong nửa đầu năm 2013 đã bằng cả tổng số của năm 2012.
Họ nói tù nhân Điếu Cày, người ông Obama nhắc tới trong một diễn văn nhiều tháng trước đây, đã tuyệt thực sang tuần thứ năm vào cuối tháng Bảy.
Bởi vậy, báo nói, thời điểm ông Obama mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang có thể coi là "quái dị" và bình luận thêm:
"Nhưng nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm" sang châu Á."
"Nhưng nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm" sang châu Á.
"Và vì những lý do khác nữa, Obama đang nóng lòng kết thúc TPP, "trụ" kinh tế trong chính sách kinh tế của chính quyền ông đối với toàn bộ vùng châu Á Thái Bình Dương."
Tác giả cũng nhận xét "đối tác toàn diện" mà hai ông Sang và Obama tuyên bố được "định nghĩa mơ hồ" trong khi hai bên cũng kêu gọi có giải pháp hòa bình trên Biển Đông và tuyên bố việc thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam cho dù không nói chi tiết.

Người viết cũng dẫn lời một chuyên gia:
"Do lời mời của ông Obama đã dấy lên hy vọng có đột phá về TPP hay đối tác chiến lược," ông Ian Storey từ Viên Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore coi chuyến đi hơi giống pháo xịt.
"Hai nhà lãnh đạo có vẻ không nhắc tới chuyện liệu Hoa Kỳ có cân nhắc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không, hay hai bên sẽ giải quyết những than phiền của Việt Nam về TPP thế nào và một loạt các vấn đề khác nữa."

'Vuốt ve' Hà Nội

The Economist nói mặc dù TPP có thể giúp đẩy nhanh tiến độ cải cách đất đai và các doanh nghiệp quốc doanh, hiện chưa có gì chắc chắn là Việt Nam sẽ thông qua TPP:
"Một trong những điểm vướng mắc là điều khoản đòi ngành dệt may của họ, vốn xuất khẩu lượng hàng may mặc trị giá 7,6 tỷ đôla sang Hoa Kỳ mỗi năm, ngưng nhập nguyên liệu thô từ Trung Quốc và các nước không phải thành viên TPP khác.



Việt kiều biểu tình đòi thả các tù nhân trong đó có ông Lê Quốc Quân

The Economist cho rằng ông Lê Quốc Quân có thể được tự do để làm hài lòng Mỹ
"Điều này có thể dẫn tới việc sa thải nhân viên hoặc tệ hơn.
"Các nhóm lợi ích lớn đang lo ngại những điều khoản này sẽ xén cánh doanh nghiệp quốc doanh.
"Dẫu sao thì những trụ cột tham nhũng và vô cùng kém hiệu quả của nền kinh tế èo uột ở Việt Nam lại có ô lớn."
The Economist nói chính quyền có thể sẽ phải trả tự do cho một số "tù nhân chính trị có tiếng" trong những tháng tới đây để chứng tỏ họ đã "lắng nghe" than phiền của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền (hay ít nhất là cũng không giả điếc trước vấn đề).
Tạp chí dự đoán ông Lê Quốc Quân, người mà phiên xử bị hoãn đột ngột trước chuyến đi của ông Sang, có thể nằm trong số người được thả.
Nhưng The Economist cũng nhận xét thả một số tù nhân hay ký một hiệp ước thương mại không đồng nghĩa với thay đổi chính sách và quan hệ Việt - Mỹ sẽ không dễ dàng cho dù Hoa Kỳ đã quyết định "vuốt ve" thay vì khiêu khích Hà Nội.

34.Sự bắt đầu của Tư Sang

Như Nguyên (Danlambao) - Qua hai chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một là sang nước “đồng chí anh em”, hai là sang một nước ”cựu thù”,  hai nơi đến là hai quan hệ đối nghịch nhau về chính trị, thế mà những gì thể hiện trên gương mặt của Chủ tịch nước lại cho thấy điều ngược lại với hai mối quan hệ trên. Có phải ông Tư Sang đã nhận ra chân lý?


Xây dựng một đất nước không thể nào chỉ dựa dẫm vào một nước khác, nhưng tạo những mối quan hệ hợp tác với nhiều nước là chuyện phải có và điều vô cùng quan trọng là phải nhận ra ai là kẻ thù và là mối nguy của dân tộc. Trong những năm qua vì quá chú trọng vào sự tồn tại của đảng csvn, cũng như lo bảo vệ quyền lợi cho thiểu số đảng viên, được che đậy dưới cụm từ “quyền lợi giai cấp vô sản”, đảng cộng sản VN đã lờ đi mối nguy của dân tộc và đã dọn đường cho TQ gặm nhấm từ từ từng tấc đất của tổ tiên để lại. Nguy hiểm hơn nữa là để TQ tự do thải những chất độc hại sang nước ta để giết từ từ người dân mình. Đã đến lúc vất tổ chức đảng csvn vào sọt rác nếu còn tung hô “16 chữ vàng và 4 chữ tốt”.

Sự quay đầu về với dân tộc đúng lúc có thể cứu được mối nguy, nếu chậm trễ có thể trở thành một tội đồ của dân tộc. Đây là thời điểm quyết định để ông Sang chọn lựa. Những gì mà ông Sang đã phát biểu tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế MỸ (CSIS), đặc biệt là nói về đường lưỡi bò của TQ, có thể coi như là sự khởi đầu cho đường quay về với dân tộc của ông Sang.
Hiện nay trong lực lượng công an và quân đội VN có không ít người đã coi TQ là tổ quốc của mình và sẵn sàng điên cuồng làm theo mọi chỉ thị của TQ nhằm tạo thành tích để kiếm một chức chủ tịch tỉnh, huyện bù nhìn trong tương lai. Để đối phó với những thành phần này ông Sang cấn phải hợp sức với ai?
Hiện nay, trong bộ chính trị 3D là người có quyền và có nhiều tiền nhất. Tài sản của 3D và các đồng chí của ông ta chắc chắn sẽ bị tiêu tan nếu đất nước này về tay TQ. Hơn nữa đối với các đảng viên cao cấp, tổ chức đảng csvn chẳng qua là một phương tiện để làm giàu, nên không có gì khó khăn để từ bỏ nó nếu việc này giữ được khối tài sản đồ sộ của họ. Vì vậy hợp tác với 3D và các đồng chí của ông ta là thượng sách với ông Sang.
Việc làm cấp bách hiện nay là ông Sang nên trao đổi với 3D cho quân đội Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh. Sự hiện của hải quân Mỹ tại Cam Ranh là một biện pháp hữu hiệu ngăn chặn TQ cướp tiếp đảo Trường Sa và từ từ ta sẽ lấy lại Hoàng Sa. Mặt khác ngoại tệ mà ta thu được từ tiền thuê cảng và các dịch vụ kèm theo sẽ góp phần trang bị những vũ khí cần thiết cho công cuộc bảo vệ tổ quốc.
Nếu nhà nước một lòng vì nước vì dân thì sự đóng góp của lực lượng Việt kiều cũng sẽ là một yếu tố quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc (có thể giao cho Việt kiều nhiệm vụ tái chiếm Hoàng Sa bằng nỗ lực pháp lý quốc tế).
Sài Gòn ngày 28-07-2013
35. Chủ tịch Sang đá đểu Tập Cận Bình sau khi bắt tay với chính phủ Obama? 

Nhật Minh (Danlambao) - Thế giới đang bất ngờ với cú bắt tay của tổng thống Obama đối với chủ tịch Sang. Sau cú bắt tay đó, quan hệ Việt - Mỹ được nâng lên tầm: “Đối tác toàn diện”. Đây là lần đầu tiên quan hệ giữa cộng sản Việt Nam (csvn) và (cựu thù + thế lực thù địch + diễn tiến hoà bình) Hoa Kỳ được đặt lên một tầm cao mới. Đặc biệt hơn, tại cuộc nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS), chủ tịch Sang đã bác bỏ yêu sách đường “lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông, hòng đá đểu Tập Cận Bình (?) ngay sau cú bắt tay với Tổng thống Barack Obama. [1] 

I. Sự chuẩn bị cho cú bắt tay của chủ tịch Sang và tổng thống Barack Obama

Để có được cuộc gặp gỡ chiến lược vào ngày 26.7.2013, cả chủ tịch Trương Tấn Sang và tổng thống Brack Obama đã chuẩn bị từ trước, chúng ta cùng điểm lại những sự chuẩn bị đó:
- Quay trở về năm 2011, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) diễn ra tại Hawaii (Mỹ). Trong kỳ hội nghị đó, chủ tịch sang đã gặp gỡ cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, và có cái bắt tay xã giao với tổng thống Brack Obama. Không ai trong chúng ta biết được những gì xảy ra đằng sau cú bắt tay tại hội nghị Apec 2011. [2] Và đây là cú bắt tay đầu tiên của chủ tịch Sang với tổng thống Brack Obama.

Cú bắt tay đầu tiên của Tổng thống Barack Obama 
với chủ tịch Sang tại hội nghị Apec 2011

- Vào sáng 21.4.2013, Hoa Kỳ cho chiếc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon (DDG 93) và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam và có các hoạt động trao đổi với Hải quân Việt Nam trong 5 ngày [3]. Cũng vào thời gian đó hải quân "cựu thù" thăm viếng, ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tàu quân sự của các đồng chí 16 vàng 4 tốt Trung Quốc bắn ngoài biển Đông.

- Ngày 28.5.2013, chỉ một tuần sau đó, Việt Nam lại thoát khỏi danh sách CPC (danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo - Countries of particular concern), khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu những chuyển biến “tích cực” về tự do tôn giáo [4]. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ rất khó nói chuyện khi tiếp một nguyên thủ một quốc gia độc tài đang nằm trong danh sách CPC để hợp tác toàn diện. Và như vậy, phải chăng chính phủ đã chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ chiến lược với ông Trương Tấn Sang vào ngày 26.7.2013

- Bất ngờ hơn, ngày 11.7.2013, Nhà Trắng đăng bản tin chính thức lời mời chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ tổng thống Obma tại Nhà Trắng vào ngày 25.7.2013 [5], dù trước đó ngày 19.6.2013, chủ tịch Sang đã đi sứ ở Bắc Kinh và ký kết bản tuyên bố chung Việt - Trung. Và tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam rất tồi tệ.

- Ngay sau khi có lời mời chính thức của Nhà Trắng, trên kênh BBC của Anh (một đối tác quân sự của Mỹ) bất mở một loạt chương trình TV về Việt Nam trước khi chủ tịch Trương Tấn Sang có mặt Washington. Động thái này có thể được xem là để mở cánh cửa thuận lợi cho chủ tịch Sang bước vào Nhà Trắng. [6]
- Càng bất ngờ, trong cuộc gặp gỡ chủ tịch Sang, chính phủ Hoa Kỳ quyết định nâng tầm quan hệ “đối tác toàn diện” đối với nhà cầm quyền Hà Nội, thậm chí tổng thống Obama còn hứa sẽ thăm Việt Nam trước khi chấm dứt nhiệm kỳ của mình. [7]

II. Trương Tấn Sang mang theo Điếu Cày để đối thoại với chính phủ Obama?

Với hiện trạng kinh tế VN đang xuống dốc, nhà cầm quyền Hà Nội đã nhiều lần nhòm ngó tới hiệp định TTP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement). Tuy nhiên điều kiện để trở thành thành viên chính thức, VN cần phải thay đổi, đặc biệt là tình trạng nhân quyền. Nhưng với thực trạng nhân quyền tại Việt Nam bị vi phạm trầm trọng, chủ tịch Sang không thể chứng minh rằng csvn có tiến bộ trong vấn đề cải thiện nhân quyền. 
Vậy chủ tịch Sang mang theo thứ gì để chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận nâng tầm đối tác chiến lược toàn diện?
- Để chuẩn bị hành trang là blogger Điếu Cày, chủ tịch Sang đã thăng chức cho 3 thứ trưởng bộ công an [8] phải chăng với điều kiện: “bộ công an phải ép Blogger Điếu Cày nhận tội”? (Chiêu bài nhận tội thường được dùng nhưng với trường hợp đặc biệt, gần đây là trường hợp của blogger Paulus Lê Sơn, họ đã bẽ gãy bằng chứng của RFS). Bởi sau phiên sơ thẩm xét xử blogger Điếu Cày, bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tuyên bố về phiên tòa xét xử:

“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về tin Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã kết tội và kết án blogger Điếu Cày 12 năm tù giam cho việc ông bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hòa. Cách chính phủ xử lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự pháp lý.

Chính phủ Việt Nam cần phải trả tự do cho Điếu Cày và các blogger Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần là những thành viên đồng hành của Điếu Cày trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Như Tổng thống Obama đã nói về Ngày Tự do Báo chí Thế giới, chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ thực hiện các bước cần thiết để tạo ra xã hội mà ở đó các nhà báo độc lập có thể hoạt động tự do và không sợ hãi.” [9]

Không có lý do nào để đối thoại với chính phủ Hoa Kỳ khi phớt lờ tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và đây chính là nguyên nhân để bộ Công an và cán bộ trại 6 Thanh Chương - Nghệ An, quyết tâm ép anh Điếu Cày ký vào bản nhận tội. Tuy nhiên anh Điếu Cày nhất quyết không nhận tội và anh quyết định tuyệt thực để phản đối. Chính vì hành động của anh Điếu Cày đã buộc cán bộ trại 6, Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An từ chối gặp gỡ gia đình chị Tân. Điều này đã buộc gia đình chị Tân phải tới tận cổng Tổng cục 8 để yêu cầu giải quyết. Lúc này Bộ Công an mới chịu nhận đơn, nhưng họ vẫn giữ thái độ chây lỳ, hòng kéo dài thời gian đến lúc kết thúc chuyến đi Mỹ của chủ tịch Sang. Đây là chiêu bài mà cộng sản Việt Nam thường dùng mỗi khi có lãnh đạo đi ngoại giao (Lần này hoãn phiên tòa xét xử Ls. Lê Quốc Quân với cáo buộc trốn thuế) [10].

Tuy nhiên, chỉ với blogger Điếu Cày, chủ tịch Sang khó có thể thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ, vì vậy, chủ tịch Sang và đàn em buộc phải hứa sẽ cải thiện vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sau chuyến thăm tổng thống Obama. Và chúng ta sẽ không ngạc nhiên, khi nhà cầm quyền Hà Nội nới lỏng vấn đề nhân quyền cho tới lúc họ chính thức trở thành thành viên của TTP, hòng chơi tiếp trò “hứa lèo” như lần gia nhập WTO.
Bên cạnh đó, vụ việc Việt Nam thoát khỏi danh sách CPC, lần này ông Sang mang theo mục sư Đinh Thiên Tứ (ảnh bên) để khẳng định VN không nằm trong danh sách CPC, một con bài của chủ tịch Sang trong chuyến viếng thăm Wasgington. [11]

III. Trương Tấn Sang đá đít Tập Cận Bình? Và tiếp tục chơi trò “bắt cá hai tay”

Như chúng ta đã biết, tất cả các lãnh đạo cộng sản đều phải qua Tàu để đi sứ, và chủ tịch Sang cũng không phải ngoại lệ.

Ngày 19.6.2013, chủ tịch Sang lên đường đi sứ Bắc Kinh theo lời mời của chủ tịch Tập Cận Bình. Trong chuyến viếng thăm đó, chủ tịch Sang cúi sập mặt (ảnh bên) trước toán lễ nghi của quân đội Trung Quốc. Thậm chí ông còn ký bản tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc với hơn 29 lần nhất trí [12], chủ tịch Sang chấp nhận tất cả các yêu sách của Tập Cận Bình và đảng cộng sản Trung Quốc. Dường như chủ tịch Sang chỉ biết gật gù cho qua chuyện mặc cho những người yêu nước lên án cái hèn của ông đi sứ ở Tàu.

Nhưng, mọi chuyện thay đổi 180 độ. Ngay sau khi nhận được sự ủng hộ từ chính phủ Hoa Kỳ bằng việc nâng cấp tầm quan hệ ngoại giao, giúp cộng sản Việt Nam trong vấn đề gia nhập TTP vào cuối năm nay và sẽ sang thăm VN trong thời gian đương nhiệm, ngay lập tức chủ tịch Sang quay qua đá đít Tập Cận Bình và cộng sản Trung Quốc bằng cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS), có trụ sở tại Washington. Thông thường lãnh đạo VN không dám mở miệng trước các cơ quan quan truyền thông quốc tế về vấn đề biển Đông - điều được xem như là điều tối kỵ nhất của các lãnh đạo khi đi ngoại giao. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc trên Biển Đông, ông nói:

“Chúng tôi không tìm thấy bất cứ cơ sở pháp lý hay khoa học nào đối với một đòi hỏi như thế và như vậy chủ trương của Việt Nam bác bỏ đòi hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông là hợp lý”. [13]
Tuy nhiên, chủ tịch Sang vẫn là kẻ đi nước đôi, bởi khi được hỏi về vấn đề VN có kết hợp với Philippines trên vấn đề tranh chấp biển Đông không? Chủ tịch Sang liền từ chối trả lời ngay.

Và không quên lấy lòng chỉnh phủ Hoa Kỳ bằng câu nói:
“Vấn đề Biển Đông cũng đã được bàn bạc tới một cách thấu đáo. Chúng tôi hết sức hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ lập trường Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN là giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, DOC tiến đến COC và cam kết bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi cũng bày tỏ sự hoan nghênh Hoa Kỳ cũng như các nước khác hết sức quan tâm, chăm sóc sự nghiệp hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở Biển Đông nói riêng cũng như trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương” [14]
Với thái độ nửa vời, bắt cá hai của chủ tịch Sang và CSVN: Vừa muốn tiền của Trung Quốc vừa muốn gia nhập TTP và nhận tiền từ Mỹ. Vậy nên tình hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ khó có thể cải thiện như trường hợp của Miến Điện.

IV. Kết luận

Bất chấp mọi thủ đoạn (kể cả việc đem anh Điếu Cày làm tốt), chủ tịch Sang quyết tâm dành được cú bắt tay với chính phủ Hoa Kỳ. Điều này càng chứng tỏ sự trơ trẽn của đảng cộng sản Việt Nam. Một mặt chấp nhận mọi yêu sách của Trung Quốc, mặt khác bắt tay với chính phủ Hoa Kỳ để nâng tầm quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, chủ tịch Sang cũng không quên đá đểu Tập Cận Bình ngay sau cú bắt tay với tổng thống Barack Obama.
Và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng không cải thiện được là bao, bởi chủ tịch Sang và csvn chỉ muốn kiếm chác qua chuyến thăm Nhà Trắng, chứ không phải họ có thiện chí trong vấn đề cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. 
Để kết bài, tôi xin nhắc lại câu nói của cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu để chúng ta đừng trông chờ vào những người cộng sản, mà hãy tự mình giành lấy quyền tự do:
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!”
Và sau chuyến đi Mỹ trở về, chủ tịch Sang và csvn sẽ làm gì đối với trường hợp anh Điếu Cày nói riêng và vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, chúng ta cùng chờ xem. Chính phủ Hoa Kỳ nên cẩn trọng với những lời hứa lèo của lãnh đạo csvn, kẻo trở thành kẻ tiếp tay cho tội ác tại VN.
Nhật Minh
_______________________________
Chú thích:
[13]. Như [1]
[14]. Như [12]
DanLamBao Podcast

 


THƯ MỤC & MỤC LỤC 

TẬP II.  BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272


19.Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang?
http://www.voatiengviet.com/content/nhan-quyen-viet-nam-truong-tan-sang/1710768.html
20. Một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ?
http://www.voatiengviet.com/content/mot-giai-doan-moi-cho-quan-he-viet-my/1710720.html
21. Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang.27 tháng 7, 2013. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_us_viet_visit_reviews.shtml
22. Mỹ thiệt trước lợi sau khi chơi với VN? 27 tháng 7, 2013 .
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130727_hoang_duy_hung_vn_us_ties.shtml
23.Thỏa thuận Mỹ-Việt mới 'hơn cả mong đợi'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/07/130726_phamchilan_vn_us_statement.shtml
 24. Lãnh đạo Việt Nam cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130722-lanh-dao-viet-nam-cap-toc-sang-my-sau-that-bai-cua-chuyen-cong-du-trung-quoc
25.Thanh Quang, phóng viên RFA.2013-07-22. Chủ tịch nước Việt Nam sẽ nói gì với Hoa Kỳ?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/does-sang-miss-oppo-trip-america-tq-07222013153742.html
26.Hòa Ái, phóng viên RFA. Người Việt hải ngoại nghĩ gì về chuyến đi Mỹ của CT Trương Tấn Sang?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/oversea-vnses-talk-trip-oft-t-sang-to-us-ha-07202013110949.html.
27.Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ VN. Những "món quà" cho chuyến công du.
2013-07-22. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reading-listenner-072213-nng-07222013114006.html
28. CT Trương Tấn Sang thăm Mỹ. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-072013-07202013092046.html.
29. Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok.Thư của nhân sĩ, trí thức, cựu chiến binh gửi CT Trương Tấn Sang.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intel-opn-lett-to-pr-sang-07222013060626.html
30.Nguyễn Trung. Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN nghĩ gì về chuyến đi của ông Sang? http://www.voatiengviet.com/content/dai-su-my-dau-tien-tai-vietnam-nghi-gi-ve-chuyen-di-cua-ong-truong-tan-sang/1708766.html
31.Chủ tịch Sang thăm Mỹ - báo chí nói gì?
w.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130719_us_vn_pre_visit_media.shtml
32.Nguyễn Hùng. Rớt mất 'đối tác toàn diện' vì dịch thuật? http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_video_cuoc_gap_obama_sang.shtml
33. Mỹ-Việt: 'Vuốt ve' thay 'khiêu khích'. www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130730_the_economist_chuyen_di_cua_ong_sang.shtml BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272
34 ..Như Nguyên. Sự bắt đầu của Tư Sang.  . danlambaovn.blogspot.com.
35. Nhật Minh . Chủ tịch Sang đá đểu Tập Cận Bình sau khi bắt tay với chính phủ Obama?          .danlambaovn.blogspot.com

1 comment:

  1. Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)

    ReplyDelete